Nội chính là gì (Cập nhật 2024)

Nội chính là gì? Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm tìm hiểu hiện nay. Mời quý khách hàng cùng Công ty Luật ACC chúng tôi theo dõi thông tin chi tiết về vấn đề này qua bài viết sau đây.

Nội chính là gì

Nội chính là gì

1. Nội chính là gì?

Theo từ điển tiếng việt thì nội chính được hiểu là những ông việc liên quan đến chính trị ở một quốc gia. Hay là công việc chính trị đối nội tại quốc gia đó. Hoạt động nội chính có tính chất đối nội trên nhiều lĩnh vực như chính trị, quốc phòng, an ninh, tư pháp.

2. Quy định hiện hành về cơ quan nội chính

Hiện nay, Quyết định 216-QĐ/TW năm 2020 quy định về ban nội chính trung ương, theo đó:

Tổ chức bộ máy ban nội chính trung ương gồm:

- Lãnh đạo Ban

Ban Nội chính Trung ương có Trưởng ban và các Phó Trưởng ban.

- Cơ cấu tổ chức

  • Vụ Theo dõi xử lý các vụ án, vụ việc
  • Vụ Pháp luật
  • Vụ Cơ quan nội chính
  • Vụ Theo dõi công tác phòng, chống tham nhũng
  • Vụ Cải cách tư pháp
  • Vụ Nghiên cứu tổng hợp
  • Vụ Địa phương I (tại Hà Nội)
  • Vụ Địa phương II (tại Đà Nẵng)
  • Vụ Địa phương III (tại Thành phố Hồ Chí Minh)
  • Vụ Tổ chức - Cán bộ
  • Văn phòng
  • Tạp chí Nội chính.

- Biên chế

  • Việc xác định biên chế dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và đề án vị trí việc làm của Ban Nội chính Trung ương; đồng thời thực hiện nghiêm nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
  • Ngoài số biên chế theo quy định, Ban Nội chính Trung ương được thực hiện chế độ chuyên gia, biệt phái, cộng tác viên; khi cần thiết, được mời một số cán bộ của các cơ quan liên quan phục vụ công tác của Ban và thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương giao.

Một số nhiệm vụ, quyền hạn của ban nội chính trung ương

  • Hợp tác quốc tế về lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương giao.
  • Chủ trì hoặc phối hợp nghiên cứu, tham mưu những quan điểm, chủ trương, định hướng của Đảng về công tác xây dựng pháp luật, trọng tâm là những đề án liên quan đến lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp.

  • Chủ trì hoặc phối hợp nghiên cứu, tham mưu một số chủ trương, chính sách lớn về an ninh quốc gia, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp; phối hợp nghiên cứu, tham mưu về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nội chính (viện kiểm sát, toà án, tư pháp, thanh tra, công an, quân đội), Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và một số cơ quan, tổ chức có liên quan trong lĩnh vực nội chính, tư pháp ở Trung ương.

  • Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, tham mưu với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo sửa đổi, bổ sung, khắc phục những sơ hở, bất cập về cơ chế, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp; cho chủ trương, định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm theo quy định.

  • Tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học, góp phần xây dựng lý luận về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp.

Trên đây là những thông tin về nội dung nội chính là gì mà ACC cung cấp đến quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào cần được giải đáp, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (234 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo