Những điểm mới của luật chuyển giao công nghệ 2017

Trong xu thế hội nhập toàn cầu như hiện nay, đặc biệt là đối với đất nước đang trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa như Việt Nam, khoa học công nghệ là nhân tố vô cùng quan trọng, quyết định sự thành bại của nền kinh tế. Nên cơ quan lập pháp phải tiến hành sữa đổi, bổ sung đề phù hợp với tình hình thực tế.

nhung-diem-moi-luat-chuyen-giao-cong-nghe-2017

những điểm mới của luật chuyển giao công nghệ 2017

Bài viết dưới đây công ty Luật ACC sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin liên quan những điểm mới của luật chuyển giao công nghệ 2017. Tham khảo bài viết dưới đây nếu bạn có những thắc mắc liên quan đến những điểm mới của luật chuyển giao công nghệ 2017 thì hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn. ACC là đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín và chuyên nghiệp. Mời bạn đọc cùng tham khảo!

1. Sự hình thành luật chuyển giao công nghệ 2017

Ngày 19/6/2017, Luật Chuyển giao công nghệ số 07/2017/QH14 đã được Quốc khóa XIV thông qua. Luật Chuyển giao công nghệ 2017 có hiệu lực từ ngày 01/7/2018 thay thế cho Luật Chuyển giao công nghệ 2006. Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ 2017 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.

2. Kết cấu Luật chuyển giao công nghệ 2017

Luật Chuyển giao công nghệ 2017 bao gồm 6 chương và 60 điều, trong đó:

Chương I: Quy định chung (Từ Điều 1 - Điều 12).

Chương II: Thẩm định công nghệ dự án đầu tư (Từ Điều 13 - Điều 21).

Chương III: Hợp đồng chuyển giao công nghệ (Từ Điều 22 - Điều 34).

Chương IV: Biện pháp khuyến khích chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường Khoa học và Công nghệ (KH&CN) (Từ Điều 35 - Điều 52).

Chương V: Quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ (Từ Điều 53 - Điều 58).

Chương VI: Điều khoản thi hành (Điều 59 và Điều 60).

3. Những điểm mới của luật chuyển giao công nghệ 2017

Thứ nhất, bổ sung quy định về công tác thẩm định công nghệ dự án đầu tư nhằm ngăn chặn, loại bỏ công nghệ, thiết bị lạc hậu chuyển giao vào Việt Nam, trong đó quy định cụ thể loại dự án phải thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ; quy trình, thủ tục thẩm định, lấy ý kiến đối với từng loại dự án; quy định về việc kiểm tra, giám sát công nghệ trong các dự án đầu tư, chuyển giao công nghệ, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong kiểm tra, giám sát việc ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong dự án đầu tư. Luật cũng quy định về hoạt động chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp, trong đó quy định hình thức, phương thức chuyển giao công nghệ đặc thù trong nông nghiệp.

Thứ hai, Luật bổ sung quy định về chính sách ưu tiên chuyển giao công nghệ để tạo ra các sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong nước; khuyến khích phát triển các công nghệ tạo ra và hoàn thiện sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước

Thứ ba, Luật cũng sửa đổi bổ sung một số nội dung như các thuật ngữ sử dụng trong Luật; chính sách của nhà nước đối với hoạt động chuyển giao công nghệ; sửa đổi tiêu chí xây dựng Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao, Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao và Danh mục công nghệ cấm chuyển giao.

Thứ tư, Luật mở rộng thêm một số đối tượng được hưởng ưu đãi thuế so với các quy định ưu đãi thuế hiện hành, gồm: máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, vật mẫu, công nghệ trong nước chưa tạo ra được nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động giải mã công nghệ; tài liệu, sách báo khoa học phục vụ hoạt động khởi nghiệp sáng tạo; cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức, cá nhân đầu tư và hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo; tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ có thu nhập từ hoạt động cung ứng dịch vụ chuyển giao công nghệ; tổ chức, cá nhân chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài; tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ, giải mã công nghệ tại doanh nghiệp; tổ chức, cá nhân chuyển giao công nghệ khuyến khích chuyển giao.

4. Thành tựa đạt được của Luật Chuyển giao công nghệ 2017

Những điểm mới trong Luật Chuyển giao công nghệ 2017 đã cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về CGCN; về thẩm định công nghệ dự án đầu tư trong đó tập trung đẩy mạnh CGCN tiên tiến, công nghệ cao từ nước ngoài vào Việt Nam; khuyến khích CGCN từ Việt Nam ra nước ngoài cũng như thúc đẩy CGCN trong nước; chú trọng lan tỏa công nghệ tiên tiến, công nghệ cao từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang doanh nghiệp trong nước; thúc đẩy phong trào đổi mới sáng tạo của tổ chức, cá nhân hoạt động CGCN; ngăn chặn, loại bỏ công nghệ lạc hậu, công nghệ ảnh hưởng xấu đến kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường, sức khỏe con người.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về những điểm mới của luật chuyển giao công nghệ 2017 cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan trong trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ về những điểm mới của luật chuyển giao công nghệ 2017 thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (445 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo