Mức thuế phải nộp khi doanh nghiệp thanh lý tài sản

Mức thuế phải nộp khi doanh nghiệp thanh lý tài sản? Các loại thuế cần phải nộp khi thực hiện thanh lý tài sản?

Thanh lý tài sản cố định là việc bán những tài sản đã hết thời gian khấu hao, hư hỏng, những tài sản đã lâu đời và lạc hậu không thể sử dụng, hoặc những tài sản mà doanh nghiệp muốn thay thế để đổi mới những tài sản tốt hơn phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Như vậy, việc thanh lý tài sản phải nộp những thuế gì? Mức thuế phải nộp khi doanh nghiệp thanh lý tài sản? ACC xin được giải đáp thông qua bài viết này.

1.Thuế là gì?

Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung”.

2.Tại sao phải nộp thuế?

Khi xã hội loài người được hình thành cần có một tổ chức lãnh đạo được lập ra và hoạt động nhằm đem đến lợi ích cho tất cả mọi người. Điều này đặt ra phải có một quỹ chung để thực hiện và chi cho các công việc cần thiết thuế được hình thành. Hiện nay, thuế đã trở thành một công cụ không thể thiếu dù ở bất cứ xã hội nào. Nhà nước đặt ra chế độ thuế khóa do dân cư đóng góp để có tiền chi tiêu cho sự tồn tại và hoạt động của mình.

Thuế là công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế. Là khoản thu quan trọng nhất mang tính chất ốn định, lâu dài, thuế góp phần khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo hướng phát triển mà nhà nước đã đề ra.

3.Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp khi thực hiện thanh lý tài sản

3.1.Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng trả khi sử dụng sản phẩm đó. Mặc dù người tiêu dùng mới chính là người chi trả thuế giá trị gia tăng, nhưng người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước lại là đơn vị sản xuất, kinh doanh.

3.2.Thuế thu nhập doanh nghiệp

Hiện nay, chưa có một khái niệm cụ thể về thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN). Tuy nhiên, dựa theo các quy định như luật thuế thu nhập doanh nghiệp, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành thì chúng ta có thể hiểu thuế TNDN như sau:

Thuế TNDN là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

Tìm kiếm thông tin của doanh nghiệp online như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết Tra cứu thông tin doanh nghiệp

4.Mức thuế giá trị gia tăng doanh nghiệp phải nộp khi thực hiện thanh lý tài sản

– Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)

Có TK 711 – Thu nhập khác (Số thu nhập chưa Có thuế GTGT)

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).

– Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)

Có TK 711 – Thu nhập khác (Tổng giá thanh toán).

5.Mức thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp khi thực hiện thanh lý tài sản

Theo quy định tại 4 Thông tư 78/2014/TT-BTC, được sửa đổi, bổ sung theo điều 2 Thông tư 96/2015/TT-BTC đã quy định rất rõ ràng về các khoản thu nhập chịu thuế TNDN.

Cụ thể, với thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản (trừ bất động sản), các loại giấy tờ có giá khác thì được xác định như sau:

“Khoản thu nhập bằng (=) doanh thu thu được từ việc chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản trừ (-) giá trị còn lại của tài sản chuyển nhượng, thanh lý tại thời điểm chuyển nhượng, thanh lý và các khoản chi phí được trừ liên quan đến việc chuyển nhượng, thanh lý tài sản.”

Căn cứ quy định trên thì khoản thu nhập từ thanh lý tài sản được xác định là khoản thu nhập chịu thuế khác. Khoản thu này sẽ doanh nghiệp kê khai nộp thuế TNDN theo quy định.

Trường hợp khi thanh lý tài sản nếu bị lỗ thì khoản lỗ này được tổng hợp trừ vào khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh để xác định tổng thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tìm hiểu các bước tra cứu thông tin doanh nghiệp trong bài viết : Tra cứu giấy phép kinh doanh của công ty Luật ACC

6. Những câu hỏi thường gặp.

6.1. Điều kiện hành nghề quản lý, thanh lý tài sản?

Một là, để được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên thì cá nhân đó phải là Luật sư, Kiểm toán viên, người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo.
Thứ hai, Các loại doanh nghiệp được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản thuộc hai loại hình sau đây là công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân

6.2. Thanh lý là gì?

Thanh lý được hiểu là quá trình bán hết tài sản để thực hiện các nghĩa vụ tài chính của mình cho các chủ thể có quyền, trong một số trường hợp, thanh lý cũng được hiểu là xử lý tài sản trong trường hợp không có nhu cầu sử dụng.

6.3. Ví dụ về tài sản?

Ví dụ: Không khí trong tự nhiên, nước suối, nước sông, nước biển… không được coi là vật. Nhưng nếu các vật này được đóng vào bình nước hay được làm nóng, làm lạnh… lại được coi là vật.
Như vậy, ngoài yếu tố đáp ứng được nhu cầu của con người, vật với tư cách là tài sản phải nằm trong sự chiếm hữu của con người, có đặc trưng giá trị và trở thành đối tượng của các giao dịch dân sự.

6.4. Khái niệm về tài sản?

Tài sản – với tư cách là khách thể của quan hệ sở hữu – đã được Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 xác định như sau:

“Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”.

Vật chính là đối tượng của thế giới vật chất theo nghĩa rộng bao gồm cả động vật,; thực vật và mọi vật khác vói ý nghĩa vật lí ở mọi trạng thái (rắn, lỏng, khí).

Với ý nghĩa là một phạm trù pháp lí, vật là bộ phận của thế giới vật chất có thể đáp ứng được một nhu cầu nào đó (vật chất) của con người. Tuy nhiên, không phải bất cứ bộ phận nào của thế giới vật chất đều được coi là vật. Vì vậy, có những bộ phận của thế giới vật chất ở dạng này; thì được coi là vật nhưng ở dạng khác lại không được coi là vật.

ACC đã nêu rõ các loại thuế cũng như mức thuế phải nộp khi thanh lý tài sản của doanh nghiệp. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp về vấn đề kể trên, xin liên hệ với ACC thông qua:

Hotline: 19003330

Zalo: 084 696 7979

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (679 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo