Làm thế nào để mở tài khoản đầu tư trực tiếp ra nước ngoài?

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì? Đặc điểm của hình thức này như thế nào? Những ưu điểm và nhược điểm mà hình thức đầu tư này mang lại cho các doanh nghiệp ra sao? Mọi thắc mắc của bạn sẽ được trả lời trong bài viết dưới đây của chúng tôi. Mời các bạn đọc bài viết: Làm thế nào để mở tài khoản đầu tư trực tiếp ra nước ngoài? Để biết thêm thông tin chi tiết: Làm Thế Nào để Mở Tài Khoản đầu Tư Trực Tiếp Ra Nước Ngoài

 

1. Ai được quyền mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp

Đối với việc người nước ngoài đầu tư thành lập công ty hoặc đầu tư theo hợp đồng BCC Khoản 1, Điều 6 Thông tư 19/2014/TT-NHNN quy định: “Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài (là người không cư trú) tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh được mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam tại 1 ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”.

2. Người nước ngoài được sử dụng tài khoản tiền Việt Nam góp vốn trong trường hợp nào?

Người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam sẽ được dùng tài khoản tiền Việt Nam để đầu tư, kinh doanh, cụ thể:

-  Khoản 2, Điều 2 Thông tư số 05/2014/TT-NHNN quy định: “Thông tư này không điều chỉnh đối với đối tượng nhà đầu tư nước ngoài là người cư trú là tổ chức và cá nhân nước ngoài. Các đối tượng này thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam theo quy định hiện hành về pháp luật chứng khoán và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan”. Như vậy quy định về tài khoản vốn đầu tư đã nêu ở trên không áp dụng cho người nước ngoài cư trú tại Việt Nam.

-  Quy định tại Thông tư số 16/2014/TT-NHNN ngày 1/8/2014 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn sử dụng tài khoản ngoại tệ, tài khoản đồng Việt Nam của người cư trú, người không cư trú tại ngân hàng được phép: Người cư trú là cá nhân nước ngoài được sử dụng tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng được phép để thực hiện giao dịch: (i) thu từ các nguồn thu hợp pháp trong nước bao gồm: Lương, thưởng, phụ cấp, mua ngoại tệ từ nguồn đồng Việt Nam hợp pháp… và (ii) chi chuyển tiền thanh toán cho các giao dịch được phép thanh toán trong nước bằng ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.

- Người cư trú là cá nhân nước ngoài được sử dụng tài khoản đồng Việt Nam để thực hiện giao dịch: (i) Thu từ các nguồn thu hợp pháp tại Việt Nam bao gồm thu nhập từ lương, thưởng và phụ cấp…; và (ii) chi cho mục đích hợp pháp khác được pháp luật Việt Nam cho phép. Điểm h, Khoản 2, Điều 4 Pháp lệnh Ngoại hối (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định người cư trú gồm có: Người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam với thời hạn từ 12 tháng trở lên.

>>>>> Để hiểu thêm cách mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mời các bạn đọc thêm bài viết Mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

3. Đối tượng áp dụng quy định về tài khoản vốn đầu tư trực tiếp

  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
  • Nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư Việt Nam trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
  • Nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC).
  • Nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi là PPP).
  • Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

4. Đối tượng mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp

–  Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, bao gồm:

  • Doanh nghiệp được thành lập theo hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông và phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
  • Doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện dự án PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư

–  Nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng BCC, nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp thực hiện dự án PPP trong trường hợp không thành lập doanh nghiệp dự án (sau đây gọi là nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp thực hiện dự án PPP).

5. Thủ tục mở tài khoản đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp là tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam do doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài mở tại ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Việc góp vốn đầu tư bằng tiền của nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư Việt Nam phải được thực hiện thông qua hình thức chuyển khoản vào tài khoản vốn đầu tư trực tiếp.

+ Bước 1: Sau khi mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp và trước khi thực hiện chuyển ngoại tệ ra nước ngoài, nhà đầu tư gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện một (01) bộ hồ sơ đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi nhà đầu tư là tổ chức có trụ sở chính, nơi nhà đầu tư là cá nhân đăng ký thường trú.

+ Bước 2: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố xem xét hồ sơ, trường hợp cần thêm thông tin để đủ cơ sở xác nhận hoặc từ chối xác nhận đăng ký tài khoản và tiến độ chuyển vốn, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có văn bản yêu cầu Nhà đầu tư bổ sung tài liệu, thông tin cần thiết trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ của Nhà đầu tư.

+ Bước 3: Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của nhà đầu tư, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố gửi Nhà đầu tư văn bản xác nhận đăng ký tài khoản, tiến độ chuyển vốn. Trường hợp từ chối xác nhận đăng ký tài khoản, tiến độ chuyển vốn, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có văn bản nêu rõ lý do.

- Cách thức thực hiện:

+ Nộp trực tiếp.

+ Qua đường bưu điện.

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đăng ký tài khoản vốn đầu tư trực tiếp và tiến độ chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài (theo mẫu tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư số 36/2013/TT-NHNN).

+ Hồ sơ pháp lý của nhà đầu tư bao gồm: Bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu Giấy phép thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với nhà đầu tư là tổ chức); Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với nhà đầu tư là cá nhân).

+ Bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp..

+ Bản sao tiếng nước ngoài, bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của nhà đầu tư về tính chính xác của bản sao và bản dịch) văn bản chấp thuận đầu tư do cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư cấp hoặc các giấy tờ khác thể hiện dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận phù hợp với quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

+ Bản chính văn bản về tiến độ góp vốn đầu tư của dự án hoặc dự kiến tiến độ góp vốn đầu tư của dự án do nhà đầu tư lập. + Bản chính văn bản xác nhận của tổ chức tín dụng được phép về việc mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của nhà đầu tư.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

+ Tổ chức.

+ Cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản xác nhận.

- Lệ phí: không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Đơn đăng ký tài khoản vốn đầu tư trực tiếp và tiến độ chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài (theo mẫu tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư số 36/2013/TT-NHNN).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 36/2013/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Ngân hàng Nhà nước quy định việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Ngày có hiệu lực 14/02/2014.

+ Thông tư 29/2015/TT-NHNN ngày 22/12/2015 của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về thành phần hồ sơ có bản sao chứng thực giấy tờ, văn bản. Ngày có hiệu lực 08/02/2016.

6. Dịch vụ mở tài khoản đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tại Công ty Luật ACC

ACC là một trong những công ty đứng đầu cả nước về dịch vụ mở tài khoản đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm trong việc tư vấn và hỗ trợ dịch vụ trọn gói từ khâu chuẩn bị hồ sơ đến khi trao kết quả cho Qúy khách.

Đến với ACC, Khách hàng sẽ được những lợi ích:

+ Chi phí hợp lý, nhanh chóng, gọn lẹ;

+ Tư vấn đầy đủ, cụ thể về các vấn đề liên quan;

+ Tiếp thu các trường hợp của Qúy khách, phân tích vấn đề và đưa phương án xử lý tốt nhất, giúp khách hàng có những trải nghiệm về dịch vụ tốt hơn;

+ Hỗ trợ khách các thủ tục, giấy tờ liên quan khác.

7. Câu hỏi thường gặp

Các hình thức đầu tư vào Việt Nam

Điều 21 - Luật đầu tư 2020 quy định các hình thức đầu tư, bao gồm:

  1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
  2. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
  3. Thực hiện dự án đầu tư.
  4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
  5. Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

Nhà Đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần công ty tại Việt Nam?

Hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài

  • Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
  • Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
  • Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
  • Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
  • Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;

Các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của công ty Việt Nam: Trường hợp 1: Đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua phần vốn góp, mua cổ phần dưới 51% trong doanh nghiệp tại Việt Nam, đầu tư kinh doanh các ngành nghề không có điều kiện. Trường hợp 2: Đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua phần vốn góp, mua cổ phần đầu tư kinh doanh các ngành nghề có điều kiện hoặc trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp công ty Việt Nam dẫn tới nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 51% vốn điều lệ.

Điều kiện đầu tư áp dụng với Nhà đầu tư nước ngoài 

Theo quy định tại Luật Đầu tư 2020, Nhà Đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh các ngành nghề mà không thuộc danh sách bị cấm như sau:

  1. Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
  2. Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
  3. Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
  4. Kinh doanh mại dâm;
  5. Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
  6. Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
  7. Kinh doanh pháo nổ;
  8. Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Tuy nhiên, trong những ngành nghề không bị cấm thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ chưa được phép tiếp cận thị trường hoặc bị hạn chế tiếp cận thị trường đối với một số ngành nghề nhất định.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (483 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo