Mẫu biên bản thương thảo hợp đồng xây lắp mới nhất

Biên bản thương thảo hợp đồng thường được sử dụng trong các buổi trao đổi đi đến hợp tác trong các dự án kinh doanh, dự án thầu. Vậy mẫu biên bản thương thảo hợp đồng xây lắp được quy định như thế nào?  Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.

image-52
Mẫu biên bản thương thảo hợp đồng xây lắp

1. Biên bản thương thảo hợp đồng dùng để làm gì?

Biên bản Thương thảo hợp đồng thường thấy rất nhiều trong lĩnh vực xây dựng công trình. Hoạt động này thể hiện quá trình cung cấp các thông tin về dịch vụ, phân tích tiềm lực, xác định đơn vị đấu thầu.  Việc đầu thầu không phải là một hoạt động có thể diễn ra một cách bộc phát, hoạt động này đã được quy định rõ ràng trên văn bản có tính pháp lý của Nhà nước.

Trong hoạt động bàn bạc về dự án và hợp đồng đấu thầu thì biên bản về buổi thương thảo hợp đồng này là điều không thể thiếu. Trong biên bản cuộc trao đổi đó sẽ ghi rõ đầy đủ những nội dung đã diễn ra, các điều khoản, giao kết giữa các bên. Mục đích của việc làm biên bản để làm bằng chứng thể hiện sự chính xác về vấn đề trao đổi giữa các bên. Bên cạnh đó, nó còn là cơ sở căn cứ xác minh nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên tham gia với bên còn lại.

2. Nội dung cần có trong mẫu biên bản thương thảo

Biên bản thương thảo hợp đầu là một thủ tục hành chính không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh, đấu thầu. Vì vậy, nội dung của biên bản cuộc họp quan trọng này cũng cần tính chuẩn xác cao. Tùy thuộc vào các trường hợp khác nhau mẫu biên bản sẽ được thiết kế linh hoạt. Dù vậy, những nội dung nhất định phải có bao gồm:

  • Phần quốc hiệu tiêu ngữ, tên biên bản, số biên bản
  • Nội dung về gói thầu; tên gọi của hàng mục hợp đồng
  • Thông tin về thời gian, địa điểm nơi thực hiện lập biên bản
  • Thông tin chuẩn xác về bên nhận dự án, công trình hay hạng mục kinh doanh đó
  • Các điều khoản quan trọng trong hợp đồng
  • Kết quả của buổi trao đổi về hợp đồng
  • Thông tin về giá trị của biên bản sau khi được lập

3. Một số một mẫu biên bản thương thảo hợp đồng

a. Biên bản thương thảo hợp đồng xây lắp

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN THƯƠNG THẢO HỢP ĐỒNG

Số: …/TTHĐ/….-ĐHKTL

Gói thầu: ………………………………………………

Dự án: ………………………………………………………

- Căn cứ Quyết định số ....................................... /QĐ-............-............ ngày …/…/… của Giám đốc ....................................... về việc phê duyệt kết quả đấu thầu gói thầu .............................. thuộc dự án ...........................................................;

- Căn cứ HSMT và HSDT xét chọn trúng thầu của Công ty ..........................................;

Hôm nay, ngày .....  tháng .....  năm ....., lúc .... giờ .... phút, tại ....................................................... đại diện các Bên gồm có:

Bên giao thầu (gọi tắt là Bên A):

Địa chỉ:

Điện thoại: .......................................... Fax: 

Mã số thuế:

Tài khoản: 

Tại:

Đại diện là: .................................................. Chức vụ: 

Bên nhận thầu (Gọi tắt là Bên B): CÔNG TY  

Địa chỉ:

Điện thoại: ...................................................... Fax:

Số tài khoản:  

Tại:

Mã Số thuế:

Đại diện là: Ông .......................................... Chức vụ:

Hai bên đã tiến hành xem xét, thảo luận và thống nhất các nội dung cung cấp hàng hoá như sau:

Nội dung hợp đồng:

- Đối tượng hợp đồng:

- Giá trị hợp đồng: ............................... VNĐ

- Bằng chữ:

- Bảo đảm thực hiện hợp đồng:

- Bảo lãnh bảo hành:

- Địa điểm giao hàng:

- Thời gian thực hiện hợp đồng:

2. Thời gian và phương thức thanh toán:

Bên mua có trách nhiệm thanh toán cho Bên bán 100% giá trị Hợp đồng chia thành 02 đợt như sau:

Đợt 1:

Đợt 2:

Hồ sơ thanh toán bao gồm:

- Đề nghị thanh toán của nhà thầu;

- Các biên bản bàn giao và nghiệm thu thiết bị có xác nhận của Chủ đầu tư và tư vấn giám sát;

- Chứng nhận CO (bản sao y nhà nhập khẩu) và CQ (bản chính của hãng sản xuất) 

- Chứng thư bảo lãnh bảo hành của ngân hàng có giá trị tương ứng 5% giá trị quyết toán hợp đồng (nếu có). 

- Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán;

- Phiếu bảo hành hoặc tem bảo hành của Bên Bán;

- Hồ sơ hoàn công; Nhật ký công trường (nếu có);

- Hóa đơn thuế GTGT;

- Biên bản thanh lý hợp đồng.

- Phương thức thanh toán: Chuyển khoản.

3. Bảo hành

3.1 Tất cả các thiết bị được nêu trong Hợp đồng sẽ được Bên B bảo hành theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất; yêu cầu của bên A tại hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu của bên B. Thời gian bắt đầu bảo hành được tính từ ngày nghiệm thu hợp đồng.

3.2 Thời gian khắc phục sự cố trong thời gian bảo hành là ............. giờ kể từ khi Bên B nhận được yêu cầu của Bên A. Quá thời gian trên mà bên B không thực hiện việc khắc phục thì bên A có quyền thuê đơn vị khác khắc phục và mọi chi phí liên quan đến việc khắc phục sự cố Bên B phải hoàn toàn chịu trách nhiệm chi trả.

3.3 Để được bảo hành, các sản phẩm phải có Phiếu bảo hành hoặc tem bảo hành dán trên thiết bị của Bên B và Bên A phải tuân thủ các quy định đã được ghi trên Phiếu bảo hành.

3.4 Trong thời hạn bảo hành, Bên B sẽ tiến hành sửa chữa, bảo hành thiết bị miễn phí theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất đối với mọi trường hợp xảy ra sự cố, hỏng hóc do lỗi của nhà sản xuất, sự cố phát sinh trong quá trình vận chuyển, lắp đặt, triển khai.

3.5 Trong thời hạn bảo hành, Bên B phải có thiết bị tương đương thay thế cho Bên A để sử dụng trong trường hợp thiết bị phải bảo hành.

4. Trách nhiệm của các Bên

A. Trách nhiệm của Bên B:

- Bên Bán có trách nhiệm giao hàng hóa kèm theo các tài liệu cần thiết cho Bên Mua đúng chất lượng, đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng.

- Cùng với Bên Mua kiểm tra thiết bị và lập biên bản bàn giao và nghiệm thu hàng hoá khi hoàn thành.

- Bảo hành thiết bị khi đã hoàn thành việc giao và lắp đặt thiết bị

B. Trách nhiệm của Bên A:

- Bên A phải kiểm tra hàng hóa về chủng loại, số lượng, chất lượng bao bì của hàng hóa và ký nhận vào biên bản giao hàng và hóa đơn bán hàng để xác nhận là đã nhận đầy đủ hàng từ bên B.

- Bên A có trách nhiệm nhận hàng hóa, bảo quản và sử dụng hàng hóa theo đúng cách thức mà Bên B đã hướng dẫn trong các tài liệu đi kèm.

- Bên A có trách nhiệm thanh toán tiền hàng theo đúng qui định của hợp đồng.

5. Bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm Hợp đồng

Nếu một trong hai bên không thực hiện đầy đủ các trách nhiệm của mình ghi trong Hợp đồng này dẫn đến thiệt hại về kinh tế cho Bên kia thì phải chịu trách nhiệm bồi thường các giá trị thiệt hại đó.

6. Các điều khoản khác trong hợp đồng:

Thống nhất (theo ĐKC và ĐKCT của hợp đồng trong HSMT).

Biên bản này đựơc lập làm căn cứ để ký hợp đồng với Nhà thầu Công ty ............................ của Gói thầu ......................................... được hai bên thống nhất với các nội dung nêu trên.

Cuộc thương thảo đã kết thúc vào lúc .... giờ .... phút cùng ngày. 

Biên bản này được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản và có giá trị pháp lý như nhau.

ĐẠI DIỆN BÊN MUA
(Ký, ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN BÊN BÁN
(Ký, ghi rõ họ tên)

b. Mẫu thương thảo hợp đồng theo nghị định 63

Phụ lục 6A

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____, ngày___ tháng___năm___

BIÊN BẢN THƯƠNG THẢO HỢP ĐỒNG

(đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp)

Gói thầu: ____[ghi tên gói thầu])

Số:  ________/__________              

Căn cứ pháp lý: [nêu các căn cứ pháp lý liên quan đến gói thầu như: Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức; văn bản phê duyệt dự án, KHLCNT; các văn bản liên quan đến gói thầu...]. 

Hôm nay, ngày ___/___/___  tại địa chỉ: _________, chúng tôi, đại diện cho các bên thương thảo hợp đồng, gồm có:

Bên mời thầu: _________ [ghi tên Bên mời thầu]

Đại diện: _________

Chức vụ: _________

Địa chỉ: _________

Điện thoại: _________ Fax: _________

Nhà thầu: _________[ghi tên nhà thầu]

Đại diện: _________

Chức vụ: _________

Địa chỉ: _________

Điện thoại: _________ Fax: _________

Hai bên đã thương thảo(1) và thống nhất những nội dung trong hợp đồng như sau:

- Thương thảo về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa HSMT và HSDT, giữa các nội dung khác nhau trong HSDT có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;

- Thương thảo về các sai lệch do nhà thầu phát hiện và đề xuất trong HSDT (nếu có), bao gồm cả các đề xuất thay đổi hoặc phương án kỹ thuật thay thế của nhà thầu nếu trong HSMT có quy định cho phép nhà thầu chào phương án kỹ thuật thay thế;

- Thương thảo về nhân sự:

- Thương thảo về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của gói thầu;

- Thương thảo về các sai sót không nghiêm trọng;

- Thương thảo về các nội dung cần thiết khác.

Việc thương thảo hợp đồng kết thúc vào ______ngày ___/___/___. Biên bản thương thảo hợp đồng được lập thành ______bản, bên A giữ ______bản, bên B giữ ___bản, các biên bản có giá trị pháp lý như nhau./.

ĐẠI DIỆN BÊN A[ký tên, đóng dấu (nếu có)]ĐẠI DIỆN BÊN B[ký tên, đóng dấu (nếu có)]

Ghi chú:

(1) Nguyên tắc thương thảo hợp đồng phải tuân thủ theo quy định trong HSMT, Nghị định 63/CP, Luật đấu thầu.

4. Những câu hỏi thường gặp.

Biên bản thương thảo hợp đồng là gì?

Biên bản thương thảo hợp đồng là văn bản ghi lại nội dung mà các chủ thể tiến hành thỏa thuận, thống nhất khi tiến hành giao kết hợp đồng.

Đó là những vấn đề liên quan đến nội dung mà các bên dự định ký kết, hợp tác thực hiện.

Trong biên bản thương thảo hợp đồng, cũng ghi nhận cả ý kiến của các bên có liên quan, làm căn cứ để đi đến thống nhất các nội dung trong hợp đồng chính thức.

Trong lĩnh vực đấu thầu, biên bản thương thảo hợp đồng cũng được hiểu với nghĩa tương tự.

Chủ thể biên bản thương thảo hợp đồng?

Để đảm bảo tính pháp lý của biên bản thương thảo, bắt buộc phải có sự xác nhận từ bên mời thầu và bên nhà thầu được mời đến thương thảo, bên mời thầu cần có người đại diện ký tên, đóng dấu (nếu có).

Hình thức biên bản thương thảo hợp đồng?

Trong quá trình thương thảo hợp đồng, các bên tham gia thương thảo tiến hành hoàn thiện dự thảo văn bản hợp đồng; điều kiện cụ thể của hợp đồng, phụ lục hợp đồng gồm danh mục chi tiết về phạm vi công việc, biểu giá, tiến độ thực hiện (nếu có).

Tóm lại, biên bản thương thảo hợp đồng phải lập thành văn bản.

Mẫu biên bản thương thảo hợp đồng là gì?

Pháp luật hiện hành không quy định mẫu biên bản thương thảo hợp đồng cụ thể.

Tùy vào từng trường hợp mà các bên sử dụng mẫu biên bản thương thảo hợp đồng với nội dung khác nhau, hướng tới mục đích mà mình đã đặt ra.

Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi Mẫu biên bản thương thảo hợp đồng xây lắp mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ:

Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1177 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo