Kinh nghiệm mở công ty kinh doanh xuất nhập khẩu

Xuất nhập khẩulà hoạt động quan trọng nhằm lưu thông hàng hoá của một quốc gia với bên ngoài. Xuất nhập khẩu là một lĩnh vực kinh doanh phổ biến của các doanh nghiệp. Để kinh doanh xuất nhập khẩu, Quý vị cần trang bị một số kinh nghiệm cũng như thủ tục pháp lý để thành lập công ty về xuất nhập khẩu. Hãy cùng ACC tìm hiểu thêm về các kinh nghiệm mở công ty kinh doanh xuất, nhập khẩu.

Kdxnk
Kinh nghiệm mở công ty kinh doanh xuất nhập khẩu

1. Tiềm năng phát triển cho công ty trong ngành xuất nhập khẩu

Xuất nhập khẩu là lĩnh vực kinh doanh được nhà nước tạo nhiều điều kiện thúc đẩy để gia tăng quá trình lưu thông hàng hóa trong quá trình toàn cầu hóa. Bên cạnh việc tác động tích cực tới ngoại thương thì xuất nhập khẩu còn tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế nói chung. Hai mảng chính của xuất nhập khẩu là xuất khẩu và nhập khẩu.

Ở Việt Nam, mảng xuất khẩu chủ yếu đưa các sản phẩm đủ mặt hàng thời trang (quần áo, giày dép, phụ kiện thời trang, link kiện điện tử), các loại nông sản như gạo, hoa quả, nước ép, bánh kẹo, thủ công mỹ nghệ… ra các thị trường nước ngoài.

Nhập khẩu chủ yếu nhập hàng hóa từ các quốc gia khác trên thế giới về, mạnh ở mảng thiết bị, máy móc, đồ điện tử, xăng dầu, ô tô, thực phẩm cao cấp, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng…

Hoạt động xuất nhập khẩu có tầm ảnh hưởng quan trọng cả ở hiện tại và tương lai. Đây cũng là “mỏ vàng” nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp quan tâm “xuống tiền”, thông qua việc mở các công ty xuất nhập khẩu. Các công ty này hứa hẹn là “con gà đẻ trứng vàng” khi tận dụng được lợi thế về chính sách của nhà nước, bên cạnh đó, hỗ trợ tăng ngoại tệ cho đất nước, lan tỏa thương hiệu Việt, đồng thời, đáp ứng nhu cầu dùng hàng ngoại của người tiêu dùng.

Thị trường hiện nay ghi nhận sự hình thành của nhiều công ty xuất nhập khẩu. Nhìn vào thị trường bất động sản, có thể thấy nhiều công ty xuất nhập khẩu “ăn nên làm ra”, thuê văn phòng hạng A cao cấp và áp dụng các giải pháp văn phòng thông minh. Sự lớn mạnh của các công ty này là nguồn động lực to lớn để người tới sau nỗ lực.

2. Điều kiện để mở công ty kinh doanh xuất nhập khẩu

Theo quy định của pháp luật thì việc thành lập công ty xuất nhập khẩu không có gì quá khác biệt so với mở doanh nghiệp bình thường. Chỉ lưu ý đặc biệt là có một số yêu cầu về hàng hóa kinh doanh là cần cập nhật liên tục danh mục mục cấm xuất nhập khẩu hay tạm ngừng xuất nhập khẩu. Công việc của các công ty xuất nhập khẩu làm việc nhiều với các chi cục Hải quan cửa khẩu.

Còn với các hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép, để hợp pháp, doanh nghiệp cần xin giấy phép của Bộ, Ngành có thẩm quyền liên quan. Mọi khâu xuất nhập khẩu phải tăng cường đảm bảo về kiểm dịch, an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng. Đồng thời, mọi hoạt động và hàng hóa phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền trước khi thông quan để đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất – nhập khẩu, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.

3. Kinh nghiệm mở công ty xuất nhập khẩu thành công

Để mở công ty xuất nhập khẩu thành công, nên bỏ túi những kinh nghiệm dưới đây.

Chuẩn bị đầy đủ thông tin công ty

Trước khi bắt tay vào “khai sinh” chính thức cho công ty, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ thông tin công ty như:

– Đặt tên: Cũng như tên của công ty các ngành khác, công ty xuất nhập khẩu phải có tên riêng, không giống doanh nghiệp khác, từ ngữ sử dụng hợp văn hoá và thuần phong mỹ tục của Việt Nam, không trùng với các công ty khác, không bôi nhọ văn hóa hoặc đi ngược văn hóa truyền thống. Cấu trúc tên chi tiết, đầy đủ.

– Chọn loại hình: Căn cứ và tính chất, đặc thù, quy mô của công ty xuất nhập khẩu để chọn ra loại hình thích hợp nhất. Thị trường hiện nay có một số loại hình phổ biến, hợp pháp là công ty tư nhân, doanh nghiệp hợp dân, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Bạn có thể lựa chọn loại hình phù hợp với quy mô, định hướng của mình.

– Vốn điều lệ mở công ty xuất nhập khẩu: Thủ tục kê khai, đăng ký vốn điều lệ thích hợp với khả năng hoạt động của công ty là điều không thể thiếu. Cần chú ý, nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có quy định vốn pháp định, chắc chắn vốn điều lệ tối thiểu cần bằng với vốn pháp định.

– Ngành nghề: Có rất nhiều lĩnh vực xuất nhập khẩu được hoạt động ở Việt Nam, bạn cần chọn lĩnh vực phù hợp và tìm hiểu về những điều kiện đi kèm cụ thể. Một số ngành tiêu biểu thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia là xuất nhập khẩu hàng hóa, nông sản, thủy hải sản và xuất khẩu lao động.

– Trụ sở công ty: Cần phải đó trụ sở công ty ở địa điểm cụ thể, rõ ràng . Dù công ty đi thuê văn phòng hay thuê đất làm văn phòng đều phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp.

– Người đại diện: Doanh nghiệp nào cũng cần phải có người đại diện pháp luật để hợp pháp hóa. Có công ty để giám đốc, tổng giám đốc hoặc chủ tịch làm người đại diện công ty. Có công ty thuê người để làm người đại diện.

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập công ty xuất, nhập khẩu

Cần phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để hoàn tất thủ tục đăng ký thành lập công ty:

– Văn bản đề nghị phòng Đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp giấy phép mở doanh nghiệp.

– Danh sách tất cả các cổ đông và thành viên cùng mở công ty và thông tin cụ thể của từng người chứng minh nhân thân, trình độ, năng lực.

– Văn bản về điều lệ công ty xuất, nhập khẩu càng rõ ràng, chi tiết càng tốt.

– Cần chuẩn bị đầy đủ bản sao chứng minh nhân thân của các loại giấy tờ như chứng minh thư, căn cước hoặc hộ chiếu đi cùng với giấy phép đăng ký công ty.

– Nếu chủ công ty không có điều kiện đi nộp hồ sơ và hoàn thiện thủ tục trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền, cần phải nộp kèm giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ thay.

Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, cần nộp cho Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư. Nếu hồ sơ hợp lệ và hợp pháp, cơ quan chức năng sẽ cấp phép cho doanh nghiệp trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 ngày.

=>> Xem thêm bài viết: Thành lập công ty xuất nhập khẩu thủ tục chi tiết nhất (2023)

Tiến hành công bố thông tin công ty

Kinh nghiệm mở công ty xuất nhập khẩu là sau khi cầm trên tay giấy phép đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp nên:

– Công bố thông tin đăng ký lên cổng thông tin điện tử quốc gia trong vòng tối đa 30 ngày, càng sớm càng tốt.

– Cần khắc còn dấu tròn của công ty hợp lệ, tiếp theo, thông báo báo mẫu dấu công khai.

– Thực hiện treo biển hiệu của công ty tại trụ sở làm việc.

– Đăng ký tài khoản ngân hàng giao dịch và báo số tài khoản trực tiếp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh thành nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.

– Thực hiện kê khai và đóng thuế, hoàn thành quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.

Hoàn thành điều kiện và xin giấy phép xuất, nhập khẩu theo quy định

Căn cứ vào ngành nghề đã đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu và điều kiện hoạt động của ngành nghề, các công ty hoàn tất thủ tục xin giấy phép đủ điều kiện thực hiện xuất nhập khẩu theo đúng quy định. Sau đó có thể tiến hành các hoạt động của công ty hợp pháp.

Trên đây là những kinh nghiệm mở công ty kinh doanh xuất, nhập khẩu thành công cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp quan tâm tới lĩnh vực này. Trong bất cứ ngành kinh doanh dịch vụ nào, kinh nghiệm luôn là thứ “vàng mười” quý giá, nhất là với những người tới sau. Chúc các bạn thành công với lựa chọn của mình.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (642 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo