Khi nào phải thành lập chi nhánh?

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền Vậy khi nào phải thành lập chi nhánh? ACC mời bạn tham khảo bài viết sau:

Khi Nào Phải Thành Lập Chi Nhánh

Khi nào phải thành lập chi nhánh?

1. Chi nhánh là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo đó, chi nhánh doanh nghiệp là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Thời điểm thích hợp thành lập chi nhánh

Khi doanh nghiệp phát triển sau một thời gian kinh doanh và có mong muốn mở rộng thị trường của mình thì doanh nghiệp nên thành lập chi nhánh. Chi nhánh có ưu điểm là cho phép doanh nghiệp thực hiện hoạt động buôn bán trong phạm vi do chính doanh nghiệp ủy quyền (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) và có thể hoạch toán kế toán độc lập với doanh nghiệp.

Trong hoạt động kinh doanh chi nhánh được phép thực hiện những hoạt động kinh doanh để sinh lời trong phạm vi ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đã đăng ký. Chi nhánh có nhiều quyền, cụ thể như sau:

  • Thuê trụ sở làm việc, thuê hoặc mua các vật dụng, phương tiện cần thiết để chi nhánh hoạt động.
  • Được sở hữu con dấu riêng mang tên chi nhánh công ty.
  • Được phép thực hiện các hoạt động thương mại, mua bán hàng hóa khác phù hợp với giấy đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam cũng như điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  •  Có thể tuyển dụng lao động là người Việt Nam hay người nước ngoài để làm việc
  • Có thể mở tài khoản bằng đồng Việt Nam hay đồng ngoại tệ tại bất kỳ ngân hàng nào được phép hoạt động tại Việt Nam.
  • Được quyền chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
  • Một số quyền khác theo quy định của pháp luật ban hành.

Căn cứ vào những quyền lợi này, doanh nghiệp có thể cân nhắc để thành lập chi nhánh.

3. Hồ sơ thành lập chi nhánh

Đối với thương nhân Việt Nam

Hồ sơ thành lập chi nhánh cần chuẩn bị:

  • Thông báo thành lập chi nhánh (do người đại diện theo pháp luật kí)
  • Quyết định bằng văn bản về việc thành lập chi nhánh (của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, của Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần, của các thành viên công ty hợp doanh)
  • Biên bản họp về việc thành lập chi nhánh (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên không cần có loại biên bản này)
  • Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh
  • Giấy tờ cá nhân chứng thực của người đứng đầu chi nhánh:
    • Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
    • Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu;
  • Đối với một số ngành nghề do pháp luật quy định, bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh (hoặc của cá nhân khác thuộc chi nhánh) sẽ được yêu cầu
  • Giầy tờ ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục (do pháp luật quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tiến hành thủ tục này).

Đối với thương nhân nước ngoài

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Đơn đề nghị cấp phép thành lập chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương (do đại có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký)
  • Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương
  • Văn bản bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh
  • Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất
  • Bản sao điều lệ hoạt động của chi nhánh
  • Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Chi nhánh;
  • Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh (hợp đồng thuê trụ sở, thỏa thuận khác về thuê, cho khai thác địa điểm…)

4. Thủ tục thành lập chi nhánh

Đối với thương nhân Việt Nam:

Doanh nghiệp có thể lựa chọn thực hiện thủ tục trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh hoặc online qua website của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

  • Đăng ký trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh:
    • Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên
    • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố nơi muốn thành lập chi nhánh
  • Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Phòng đăng ký kinh doanh đưa ra kết quả thủ tục:
    • Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ chưa hợp lệ;
    • Giầy chứng nhận đăng ký hoạt động nếu hồ sơ hợp lệ.
  • Nếu doanh nghiệp muốn thực hiện thủ tục online thì tham khảo hướng dẫn tại website Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Đối với thương nhân nước ngoài

- Thương nhân nước ngoài chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp cho Sở Công Thương tỉnh/thành phố nơi dự định đặt trụ sở.

- Sở Công Thương tiếp nhận hồ sơ và xử lý.

- Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Sở Công Thương ra thông báo sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ.

- Sau 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương cấp Giấy phép hoặc không cấp Giấy phép và phải nêu rõ nguyên nhân.

Trên đây là bài viết Khi nào phải thành lập chi nhánh? Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên khắp các tỉnh thành. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1092 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo