Mặt khách thể của Tội tham ô tài sản theo quy định mới nhất năm 2022

Khách thể là gì? Khách thể là thuật ngữ thường được sử dụng trong các quan hệ pháp luật. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ khách thể là gì? Và khách thể của Tội tham ô tài sản là gì? Mời quý bạn đọc xem bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để được giải đáp: Mặt khách thể của Tội tham ô tài sản theo quy định mới nhất năm 2022.

Tham O Tai San Bi Di Tu Bao Nhieu Nam 1
Mặt khách thể của Tội tham ô tài sản theo quy định mới nhất năm 2022

1. Khách thể là gì?

Hiện nay chưa có một văn bản nào có giải thích rõ ràng về Khách thể là gì? Song dựa trên những đặc điểm, những trường hợp cụ thể trong từng vụ án của khách thể, có thể đưa ra khái niệm như sau:

Khách thể là những lợi ích vật chất hoặc lợi ích về tinh thần, hoặc lợi ích cả về vật chất và tinh thần mà các bên chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia vào một quan hệ pháp luật nào đó.

Một số khách thể của quan hệ pháp luật thường gặp như:

  • Khách thể quan hệ pháp luật dân sự.
  • Khách thể quan hệ pháp luật hành chính.
  • Khách thể của quan hệ pháp luật hình sự.
  • Khách thể của quan hệ pháp luật lao động.
  • Khách thể của quan hệ pháp luật đất đai.

2. Khách thể của quan hệ pháp luật hình sự (Khách thể của tội phạm)

Các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm phạm chính là khách thể của quan hệ pháp luật hình sự. Khách thể bảo vệ của pháp luật hình sự là hệ thống các quan hệ xã hội được nhà nước xác lập và bảo vệ bằng các quy phạm pháp luật hình sự.

Khách thể của Tội phạm có ý nghĩa lớn đối với việc:

  • Định tội danh hành vi nguy hiểm cho xã hội và đối với việc quy định hình phạt.
  • Phân biệt tội phạm với những hành vi không phải là tội phạm.
  • Phân loại và xây dựng các chương, mục của Bộ luật hình sự.

Như vậy, nghiên cứu khái niệm khách thể của Tội phạm giúp chúng ta nhận thức đầy đủ sâu sắc hơn bản chất, nhiệm vụ của luật hình sự, nội dung vật chất của Tội phạm và những vấn đề khác của luật hình sự.

Khách thể Tội phạm được chia làm 3 loại:

  • Khách thể chung: Là hệ thống các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị các Tội phạm xâm hại.
  • Khách thể loại: Là 1 nhóm các quan hệ xã hội có cùng tính chất được 1 nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ và bị 1 nhóm Tội phạm xâm hại.
  • Khách thể trực tiếp: Là quan hệ xã hội cụ thể hoặc 1 nhóm Quan hệ xã hội cụ thể được một quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ và bị Tội phạm trực tiếp xâm hại. Ví dụ khách thể trực tiếp của tội giết người là tính mạng của con người; khách thể trực tiếp của tội cướp tài sản là sở hữu về tài sản, sức khỏe, an ninh cá nhân.

3. Tham ô là gì?

Tội tham ô được quy định trong Bộ luật hình sự, là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản do mình quản lí thành tài sản riêng. Cụ thể, theo điều 353 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định như sau:

Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

4. Khách thể của tội tham ô tài sản

Khách thể là những quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong nhà nước và của cả các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước; làm cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp này bị suy yếu, mất uy tín; làm cho nhân dân mất niềm tin vào Đảng và Nhà nước. Vì vậy, đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi Tội tham ô tài sản là rất cấp bách và cần thiết.

Hành vi tham ô tài sản đã tác động đến tài sản mà người phạm tội có trách nhiệm quản lý. Tài sản này bao gồm tài sản của nhà nước giao cho các cơ quan, tổ chức trong nhà nước hoặc là tài sản của các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước.

Quy định về tội tham ô tài sản đã được sửa đổi, bổ sung thêm những điểm mới trong BLHS 2015. Bạn đọc xem bài viết sau để nắm rõ những thay đổi về loại tội phạm này: Tư vấn về những điểm mới của Tội tham ô tài sản theo Bộ luật hình sự 2015.

5. Câu hỏi thường gặp

Tội tham ô có thể bị xử phạt hành chính không?

Đối với hành vi tham ô tài sản công có thể bị xử lý hành chính theo quy định tại Nghị định 63/2019/NĐ-CP. Mức phạt vi phạm hành chính với hành vi tham ô tài sản công mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tiền là từ 01 - 05 triệu đồng.

Người có chức vụ, quyền hạn nhưng không quản lý tài sản có thể trở thành chủ thể của tội tham ô không?

Người có chức vụ, quyền hạn, phải là người có trách nhiệm quản lý tài sản, nếu họ không có trách nhiệm quản lý tài sản thì cũng không thể là chủ thể của tội tham ô tài sản được.

Ngoài cán bộ, công chức thì chủ thể của tội tham ô còn có thể bao gồm những ai khác?

Ngoài những cán bộ, công chức ra còn có cả những người do hợp đồng hoặc do một hình thức khác. Những người này tuy không phải là cán bộ, công chức, họ chỉ được các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội hợp đồng làm một công việc nhất định thường xuyên hay theo thời vụ hoặc trong một thời gian nhất định có liên quan đến việc quản lý tài sản và họ có trách nhiệm quản lý đối với tài sản.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về chủ đề: Mặt khách thể của Tội tham ô tài sản theo quy định mới nhất năm 2022. Nếu quý khách hàng có bất kỳ câu hỏi liên quan đến chủ đề này có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được câu trả lời nhanh chóng, chính xác nhất. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, chúng tôi tự tin cam kết cho Quý khách hàng dịch vụ pháp lý tốt nhất, nhanh nhất, giá cả hợp lý nhất.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (624 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo