Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình thông dụng nhất

Hiện nay, hợp đồng thi công xây dựng công trình là một trong những dạng hợp đồng rất phổ biến trong đời sống. Trong bài viết này, Công ty luật ACC sẽ giúp bạn tìm hiểu Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình thông dụng nhất hiện nay. Bài viết này giúp bạn có thể hiểu và soạn thảo hợp đồng thi công xây dựng công trình, bên cạnh đó là những lưu ý quan trọng khi soạn thảo hợp đồng xây dựng.

Mẫu hợp đồng thi công công trình xây dựng thông dụng nhất

Mẫu hợp đồng thi công công trình xây dựng thông dụng nhất

1. Hợp đồng thi công xây dựng công trình là gì? 

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 138 Luật Xây dựng 2019 (Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-VPQH ngày 04 tháng 7 năm 2019) có định nghĩa về Hợp đồng xây dựng như sau:

Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.”

Bên cạnh đó, căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 140 Luật Xây dựng 2019 (Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-VPQH ngày 04 tháng 7 năm 2019)  quy định về các loại Hợp đồng xây dựng thì hợp đồng xây dựng gồm hợp đồng thi công xây dựng công trình.

Như vậy, Hợp đồng thi công xây dựng công trình được hiểu là dạng hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa bên nhận thầu và bên giao thầu. Bên nhận thầu và bên giao thầu có nghĩa vụ thực hiện theo hợp đồng đã giao kết có thể một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt đồng đầu tư xây dựng.

2. Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình thông dụng nhất 

Sau đây là mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình thông dụng nhất:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

(Địa danh), ngày... tháng ... năm 2016

 

HỢP ĐỒNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Số: …./… (Năm) /...(ký hiệu hợp đồng)

 

DỰ ÁN HOẶC CÔNG TRÌNH HOẶC GÓI THẦU (tên dự án hoặc công trình hoặc gói thầu) THUỘC DỰ ÁN (tên dự án) ………..

GIỮA

(TÊN GIAO DỊCH CỦA CHỦ ĐẦU TƯ)

(TÊN GIAO DỊCH CỦA NHÀ THẦU)

 

MỤC LỤC

PHẦN 1 - CÁC CĂN CỨ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG

PHẦN 2 - CÁC ĐIỀU KHOẢN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA HỢP ĐỒNG

Điều 1. Các định nghĩa và diễn giải

Điều 2. Hồ sơ hợp đồng và thứ tự ưu tiên

Điều 3. Luật và ngôn ngữ sử dụng

Điều 4. Bảo đảm thực hiện và bảo lãnh tạm ứng hợp đồng

Điều 5. Nội dung và khối lượng công việc:

Điều 6. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và nghiệm thu, bàn giao sản phẩm Hợp đồng thi công xây dựng:

Điều 7. Thời gian và tiến độ thực hiện Hợp đồng:

Điều 8. Giá Hợp đồng, tạm ứng và thanh toán

Điều 9. Điều chỉnh giá hợp đồng

Điều 10. Quyền và nghĩa vụ chung của chủ đầu tư Bên giao thầu

Điều 11. Quyền và nghĩa vụ chung của Bên nhận thầu

Điều 12. Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận thầu tư vấn (áp dụng đối với trường hợp Bên giao thầu ký hợp đồng thuê tư vấn quản lý dự án)

Điều 13. Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận thầu tư vấn (áp dụng đối với trường hợp Bên giao thầu ký hợp đồng thuê tư vấn giám sát thi công xây dựng)

Điều 14. Nhà thầu phụ

Điều 15. An toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ

Điều 16. Điện, nước và an ninh công trường

Điều 17. Tạm ngừng và chấm dứt Hợp đồng bởi Bên giao thầu

Điều 18. Tạm ngừng và chấm dứt Hợp đồng bởi Bên nhận thầu

Điều 19. Bảo hiểm và bảo hành

Điều 20. Rủi ro và Bất khả kháng

Điều 21. Thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng

Điều 22. Khiếu nại và xử lý các tranh chấp

Điều 23. Quyết toán và thanh lý Hợp đồng

Điều 24. Hiệu lực của Hợp đồng

Điều 25. Điều Khoản chung

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

PHỤ LỤC 3

PHỤ LỤC 4

PHỤ LỤC 5

3. Hướng dẫn soạn hợp đồng thi công xây dựng công trình

  • Xác định rõ ràng các bên tham gia:

Chủ đầu tư:

Tên: [Tên Chủ đầu tư]

Địa chỉ: [Địa chỉ Chủ đầu tư]

Số điện thoại: [Số điện thoại Chủ đầu tư]

Email: [Email Chủ đầu tư]

Đại diện theo pháp luật: [Tên Đại diện pháp luật của Chủ đầu tư]

Nhà thầu:

Tên: [Tên Nhà thầu]

Địa chỉ: [Địa chỉ Nhà thầu]

Số điện thoại: [Số điện thoại Nhà thầu]

Email: [Email Nhà thầu]

Đại diện theo pháp luật: [Tên Đại diện pháp luật của Nhà thầu]

Dự án xây dựng:

Tên dự án: [Tên Dự án]

Địa điểm: [Địa điểm Dự án]

Diện tích: [Diện tích Dự án]

Quy mô: [Quy mô Dự án]

Thời gian hoàn thành: [Thời gian hoàn thành Dự án]

  •  Phạm vi công việc:

Công việc xây dựng phần thô:

[Liệt kê chi tiết các hạng mục công việc]

Công việc xây dựng phần hoàn thiện:

[Liệt kê chi tiết các hạng mục công việc]

Công việc lắp đặt hệ thống kỹ thuật:

[Liệt kê chi tiết các hạng mục công việc]

Các công việc phụ trợ khác:

[Liệt kê chi tiết các công việc phụ trợ khác]

  • Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán:

Giá trị hợp đồng:

Giá trị thi công: [Giá trị thi công]

Giá trị các khoản phụ phí khác: [Giá trị các khoản phụ phí khác]

Phương thức thanh toán:

Tiền tạm ứng: [Phần trăm tiền tạm ứng] % của tổng giá trị hợp đồng

Thanh toán theo tiến độ thi công: [Phần trăm thanh toán theo tiến độ] % của tổng giá trị hợp đồng

Thanh toán sau khi hoàn thành công trình: [Phần trăm thanh toán khi hoàn thành] % của tổng giá trị hợp đồng

  • Thời gian thi công và bàn giao công trình:

Thời gian thi công:

Bắt đầu: [Ngày bắt đầu]

Kết thúc: [Ngày kết thúc]

Mốc thời gian hoàn thành từng hạng mục công việc:

[Liệt kê chi tiết mốc thời gian hoàn thành từng hạng mục công việc]

Thời gian bàn giao công trình và các điều kiện bàn giao:

[Xác định thời gian bàn giao công trình và điều kiện cụ thể]

  • Chế tài xử phạt:

Các trường hợp vi phạm hợp đồng:

[Liệt kê chi tiết các trường hợp vi phạm hợp đồng]

Mức chế tài xử phạt:

[Xác định mức chế tài xử phạt đối với từng trường hợp vi phạm]

  • Giải quyết tranh chấp:

Cách thức giải quyết tranh chấp:

Các bên có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải, trọng tài hoặc toà án.

  • Các điều khoản khác:
  • Điều khoản bảo hành: [Xác định thời gian và điều kiện bảo hành]
  • Điều khoản về bảo hiểm: [Yêu cầu bảo hiểm và các điều khoản liên quan]
  • Điều khoản về trường hợp bất khả kháng: [Xác định các trường hợp và biện pháp xử lý]
  • Điều khoản về thay đổi hợp đồng: [Quy định về việc thay đổi hợp đồng]
  • Điều khoản về giải thích hợp đồng: [Xác định cơ chế giải quyết các vấn đề phát sinh]

Lưu ý:

Hợp đồng xây dựng cần tuân thủ đúng quy định của pháp luật Việt Nam.

Nên tham khảo ý kiến của luật sư để đảm bảo tính hợp pháp và hiệu lực của hợp đồng.

Cả hai bên cần thảo luận kỹ lưỡng và hoàn thiện các nội dung trước khi ký kết hợp đồng.

Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, súc tích, dễ hiểu và kiểm tra kỹ lưỡng nội dung hợp đồng trước khi ký kết.

4. Giải quyết tranh chấp phát sinh trong hợp đồng thi công xây dựng công trình

Giải quyết tranh chấp phát sinh trong hợp đồng thi công xây dựng công trình.png

Căn cứ tại Khoản 8 Điều 146 Luật xây dựng 2014 quy định Nguyên tắc và trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng được quy định như sau:

- Tôn trọng các thỏa thuận hợp đồng và các cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng, bảo đảm bình đẳng và hợp tác;

- Các bên hợp đồng có trách nhiệm tự thương lượng giải quyết tranh chấp. Trường hợp các bên hợp đồng không tự thương lượng được thì tranh chấp được giải quyết thông qua hòa giải, trọng tài thương mại hoặc tòa án theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng thi công xây dựng có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện dự án xây dựng. Tuy nhiên, không phải lúc nào các bên cũng đồng ý với nhau hoàn toàn, và việc xảy ra mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi. Để giải quyết những tranh chấp một cách hiệu quả và đảm bảo quyền lợi của các bên, dưới đây là một số phương thức phổ biến được áp dụng:

Phương án 1: Thương lượng

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến nhất, hai bên tự thương lượng để tìm ra giải pháp chung cho mâu thuẫn. Phương thức này mang lại sự nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và duy trì được mối quan hệ hợp tác.

Phương án 2: Hòa giải

Khi thương lượng không đạt được kết quả như mong muốn, hai bên có thể nhờ đến sự hòa giải từ một bên thứ ba, có thể là một tổ chức hoặc cá nhân có uy tín và kinh nghiệm. Hòa giải viên sẽ chủ trì cuộc họp, giúp hai bên trao đổi ý kiến và tìm ra giải pháp chung tốt nhất cho hai bên.

Phương án 3: Trọng tài

Khi cần, hai bên có thể quyết định giải quyết tranh chấp bằng cách chấp nhận án phán của một Hội đồng Trọng tài. Quy trình này nhanh chóng, hiệu quả và đảm bảo tính công bằng, khách quan. Nhưng Trọng tài chỉ là tổ chức phi chức phủ nên không có quyền lực nhà nước nên tính cưỡng chế thi hành các phán quyết khá hạn chế. Vì thế phương án này cần sự tự giác của đôi bên.

Phương án 4: Tòa án

Tòa án là phương thức cuối cùng được áp dụng khi các phương thức trước đó không đưa ra kết quả. Các quyết định của tòa án là bắt buộc và có hiệu lực pháp lý cao nhất.

Quy trình giải quyết tranh chấp thường bao gồm các bước sau:

Bước 1: Thương lượng: Hai bên tự thương lượng để tìm ra giải pháp chung cho mâu thuẫn.

Bước 2: Hòa giải: Nếu thương lượng không thành công, hai bên có thể nhờ đến sự hòa giải từ bên thứ ba.

Bước 3: Trọng tài: Nếu hòa giải không thành công hoặc hai bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, vụ việc sẽ được đưa ra Trung tâm Trọng tài để giải quyết.

Bước 4: Tòa án: Nếu các phương thức giải quyết tranh chấp khác đều không thành công, vụ việc sẽ được đưa ra tòa án để giải quyết.

5. Lưu ý khi quan trọng khi soạn thảo hợp xây dựng

5.1. Xác định rõ ràng các bên tham gia: 

  • Bên A (chủ đầu tư) cần phải cung cấp thông tin chi tiết về tên, địa chỉ, số điện thoại và đại diện pháp lý của mình.
  • Bên B (nhà thầu) cũng cần được ghi rõ thông tin tương tự.
  • Ngoài ra, các bên liên quan khác cũng cần được xác định rõ vai trò và trách nhiệm của họ.

5.2. Xác định rõ ràng phạm vi công việc:

  • Cần mô tả chi tiết các hạng mục công việc cần thi công, bao gồm vị trí công trình, diện tích xây dựng, kết cấu công trình và hoàn thiện công trình.
  • Các yêu cầu kỹ thuật cũng cần được nêu rõ cho từng hạng mục công việc.

5.3. Xác định rõ ràng giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán:

  • Giá trị hợp đồng cần được ghi rõ dưới dạng đơn giá hoặc tổng giá trị.
  • Phương thức thanh toán cần được mô tả chi tiết, bao gồm tiền ứng, thanh toán theo tiến độ và nghiệm thu bàn giao.
  • Nên quy định rõ các khoản chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng và cách thức thanh toán các khoản chi phí này.

5.4. Xác định rõ ràng thời gian thi công:

  • Thời gian khởi công và hoàn thành công trình cần được ghi rõ.
  • Các mốc thời gian quan trọng trong quá trình thi công cũng cần được quy định.

5.5. Xác định rõ ràng trách nhiệm của các bên:

  • Bên A (chủ đầu tư) phải cung cấp mặt bằng thi công và thanh toán cho nhà thầu đúng hợp đồng.
  • Bên B (nhà thầu) phải thi công công trình đúng hợp đồng và bảo đảm chất lượng công trình.

5.6. Xác định rõ ràng các điều khoản giải quyết tranh chấp:

  • Cần quy định rõ ràng các bước giải quyết tranh chấp khi hai bên không đồng ý.
  • Cần nêu rõ các trường hợp khiếu nại và cách bồi thường thiệt hại.

5.7. Xác định rõ ràng các điều khoản chung:

  • Các trường hợp hủy hợp đồng, bảo mật thông tin và các điều khoản khác cần được quy định rõ ràng.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc và dễ hiểu để đảm bảo sự hiểu biết đồng nhất từ các bên.

5.8. Tham khảo ý kiến của luật sư:

  • Luật sư có thể cung cấp sự tư vấn chuyên môn về cách soạn thảo hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật và đảm bảo quyền lợi của các bên.

5.9. Lưu giữ bản hợp đồng cẩn thận:

  • Bản hợp đồng cần được lưu giữ một cách cẩn thận để có thể tra cứu khi cần thiết và đảm bảo tính hợp pháp của các thỏa thuận.

5.10 Xác định rõ các trường hợp bất khả kháng: 

Cần quy định rõ các trường hợp bất khả kháng ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng và các biện pháp xử lý trong trường hợp này.

6. Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc thực hiện hợp đồng thi công xây dựng công trình là gì?

Trả lời: Căn cứ theo khoản 3 Điều 138 Luật Xây dựng 2019 (Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-VPQH ngày 04 tháng 7 năm 2019) thì nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng gồm: Các bên hợp đồng phải thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng về phạm vi công việc, yêu cầu chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác; Trung thực, hợp tác và đúng pháp luật; Không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

Hợp đồng thi công xây dựng công trình có hiệu lực khi nào?

Trả lời: Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 139 Luật Xây dựng 2019 (Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-VPQH ngày 04 tháng 7 năm 2019) thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thi công xây dựng công trình là thời điểm ký kết hợp đồng hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên hợp đồng thỏa thuận.

Được điều chỉnh hợp đồng xây dựng thi công công trình không?

Trả lời: Có thể điều chỉnh trong thời gian thực hiện hợp đồng. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 143 Luật Xây dựng 2019 (Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-VPQH ngày 04 tháng 7 năm 2019) , cụ thể như sau: Điều chỉnh hợp đồng xây dựng gồm điều chỉnh về khối lượng, tiến độ, đơn giá hợp đồng và các nội dung khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng chỉ được áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình thông dụng nhất. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1074 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo