Quy định và mẫu hợp đồng đấu thầu thuốc mới nhất

Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hoá, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu). Tuy nhiên nhiều người lại chưa thực sự quan tâm về vấn đề này. Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin về hợp đồng đấu thầu thuốc thông qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về vấn đề này nhé.

Hợp đồng đấu Thầu Thuốc

hợp đồng đấu thầu thuốc

1. Đấu thầu thuốc là gì?

Theo pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về khái niệm đấu thầu thuốc là gì, mà chỉ có quy định về đấu thầu và thuốc. Cụ thể:

  • Căn cứ Khoản 12 Điều 4 Luật đấu thầu 2013 có quy định cụ thể về đấu thầu như sau: “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.” Tại Khoản 2 Điều 2 Luật dược 2016 có đưa ra khái niệm về thuốc, cụ thể: “Thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm Mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, Điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, Điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm.”

Dựa trên quy định về khái niệm đấu thầu và thuốc, bạn đọc có thể hiểu đấu thầu thuốc là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp chế phẩm có chứa dược chất hoặc dựa liệu được sử dụng cho người. Mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, điều trị, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm trên cơ sở đảm bảo cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

2. Đấu thầu thuốc có những hình thức nào?

Vậy đấu thầu thuốc tại các bệnh viện được áp dụng theo hình thức nào? Hiện tại, đấu thầu thuốc tại các bệnh viện được pháp luật quy định tại thông tư 15 đấu thầu thuốc ban hành ngày 11 tháng 7 năm 2019, và được sửa đổi bổ sung tại Thông tư 15/2021/TT-BYT ban hành ngày 24 tháng 09 năm 2021 của Bộ Y tế.

Theo Mục 2 Chương III Thông tư 15/2019/TT-BYT, có quy định cụ thể các hình thức đấu thầu thuốc (hay chính là các hình thức lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu thuốc) tại bệnh viện hiện này bao gồm:

  • Đấu thầu rộng rãi

  • Đấu thầu hạn chế

  • Chỉ định thầu

  • Chào hàng cạnh tranh

  • Mua sắm trực tiếp

  • Tự thực hiện

Tùy vào quy mô, tính chất của từng gói thầu thuốc tại bệnh viện để xác định nên áp dụng hình thức đấu thầu thuốc nào cho phù hợp.

3. Có các phương thức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc tại bệnh viện nào?

Theo Mục 3 Chương III Thông tư 15/2019/TT-BYT có quy định cụ thể các phương thức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc tại bệnh viện bao gồm:

  • Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ

  • Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ

Tùy vào quy mô, tính chất của từng gói thầu thuốc tại bệnh viện để bên mời thầu xác định phương thức lựa chọn nhà thầu cung cấp phù hợp theo quy định pháp luật hiện hành.

4. 3 bước quy trình đấu thầu thuốc trong bệnh viện

Quy trình đấu thầu thuốc trong bệnh viện được thực hiệnnhư thế nào? Sau đây là 3 bước trong quy trình theo  thông tư 15 về đấu thầu thuốc, cụ thể Thông tư 15/2019/TT-BYT quy định như sau:

Cụ thể:

  • Bước 1: Tiến hành lập kế hoạch lựa chọn nhà cung cấp thuốc

Khi bệnh viện có nhu cầu lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, cơ sở y tế cần căn cứ vào nguồn ngân sách nhà nước, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, nguồn thu do cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán, nguồn thu hợp pháp khác của năm trước liền kề và dự kiến nhu cầu sử dụng thuốc trong năm kế hoạch của đơn vị để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm: tên gói thầu, dạng bào chế thuốc, tên thuốc, giá gói thầu, nguồn vốn, hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu, thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu, loại hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng.

  • Bước 2: Thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu

Tiến hành lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu để gửi đến các đơn vị chủ trì thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Đơn vị sẽ thực hiện thẩm định và lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầy, hồ sơ yêu cầu trình gửi Thủ trưởng cơ sở y tế xem xét phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đã được lập và thẩm định bởi đơn vị thẩm định.

  • Bước 3: Tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc

Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và nộp bảo đảm dự thầu theo yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhằm đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật đấu thầu hiện hành.

Bên mời thầu thực hiện đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo phương pháp, tiêu chuẩn, quy trình theo yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật đấu thầu hiện hành.

Tiến hành thương thảo hợp đồng và đề xuất trúng thầu, thẩm định và trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, phê duyệt và thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu, và ký kết hợp đồng, bảo đảm thực hiện hợp đồng và sử dụng thuốc đã trúng thầu.

5. Mẫu hồ sơ đấu thầu thuốc theo thông tư 08/2022/TT-BKHĐT

Theo Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT các mẫu hồ sơ mời thầu qua mạng có rất nhiều phụ lục kèm theo nhằm thay thế các mẫu hồ sơ mời thầu trước đây. Cụ thể đối với hồ sơ đấu thầu thuốc theo thông tư 08/2022/TT-BKHĐT có 2 mẫu: Mẫu số 7A sử dụng để lập E-HSMT áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ; Mẫu số 7B sử dụng để lập E-HSMT áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ.

6. Quy định của pháp luật về đấu thầu thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế.

– Tại Khoản 12 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 quy định về khái niệm đấu thầu, theo đó, đấu thầu được hiểu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

– Tùy thuộc vào nội dung công việc phải thực hiện, đấu thầu được phân thành các loại tương ứng: đấu thầu tuyển chọn tư vấn, thiết kế, đấu thầu thi công, xây lắp; đấu thầu mua sắm hàng hóa; đấu thầu thực hiện dịch vụ; đấu thầu chọn đối tác để thực hiện dự án.

Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ trong thương mại là một loại đấu thầu tồn tại trên thực tế. Trong thương mại, khái niệm đấu thầu hàng hóa, dịch vụ thường được tiếp cận trên cả hai phương diện kinh tế và pháp lý.

Trên phương diện kinh tế, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ nói chung và đấu thầu thuốc, vật tư và trang thiết bị nói riêng là một quan hệ kinh tế khách quan, ra đời do nhu cầu tất yếu của nền kinh tế thị trường, khi sản xuất và trao đổi hàng hóa diễn biến trong trạng thái cung lớn hơn cầu.

– Cơ chế thị trường không đòi hỏi bất kỳ sự tiếp xúc trực tiếp nào giữa nhà sản xuất và khách hàng, tiếp xúc giữa họ là gián tiếp thông qua giá cả và việc bán hàng. Khi một chủ thể nào đó có nhu cầu mua sắm hàng hóa, sử dụng dịch vụ thì cũng là lúc có rất nhiều người có khả năng đáp ứng nhu cầu đó, vì vậy, bên mua phải tổ chức đấu thầu để lựa chọn trong số đó người nào có khả năng cung cấp hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ thỏa mãn những điều kiện của mình với giá cả hợp lý nhất

– Bản chất của đấu thầu hàng hóa, dịch vụ hay đấu thầu thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế ở phương diện này cũng giống với các loại đấu thầu khác. Còn trên phương diện pháp lý, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là một hành vi pháp lý do một nhóm chủ thể đặc biệt trong xã hội – các thương nhân thực hiện và là đối tượng điều chỉnh của Luật Thương mại.

Trước hết, đấu thầu thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế  là một hoạt động thương mại nên nó cũng có những đặc điểm chung với các hoạt động thương mại khác, đó là:

+ Hoạt động đấu thầu thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế  được thực hiện bởi những nhà thầu tham dự có tư cách pháp nhân

+ Hoạt động đấu thầu được thực hiện nhằm mục đích sinh lời;

+ Đối tượng của đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là các hàng hóa mại được phép lưu thông theo quy định của pháp luật;

+  Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ đấu thầu được xác lập theo những hình thức pháp lý nhất định do pháp luật quy định. Bên cạnh đó, đấu thầu thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế  trong thương mại còn có những đặc trưng cơ bản như sau:

Thứ nhất, đấu thầu thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế  trong thương mại luôn gắn liền với quan hệ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại. Đấu thầu chỉ được tổ chức khi một bên chủ thể có nhu cầu mua sắm hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ với mục đích lựa chọn người cung cấp thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế  tốt nhất theo yêu cầu. Kết quả đấu thầu sẽ là cơ sở để các bên thương thảo hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại, trong đó nội dung hợp đồng bao gồm cả những chi tiết của hồ sơ dự thầu. Vì thế, thực chất, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ chỉ là giai đoạn tiền hợp đồng thương mại chứ không hẳn là một hoạt động thương mại độc lập.

Thứ hai, các bên trong quan hệ đấu thầu hàng hóa dịch vụ cũng chính là bên mua và bên bán hàng hóa, dịch vụ. Bên mời thầu có nhu cầu mua thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế còn bên dự thầu là thương nhân có năng lực cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho gói thầu. Nếu đấu thầu thành công, các bên ký kết được hợp đồng, thì bên dự thầu sẽ trở thành bên mua, bên mời thầu sẽ trở thành bên bán trong quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ thương mại.

Thứ ba, đấu thầu thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế  là một quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ luôn có sự tham gia của một bên mời thầu và nhiều nhà thầu. Sở dĩ có đặc điểm này là vì xuất phát từ bản chất của đấu thầu là phương thức để giúp người mua lựa chọn người bán nên trong mỗi gói thầu phải tạo ra sự cạnh tranh càng lớn càng tốt giữa những người có năng lực bán hàng, thông qua đó, người mua có thể lựa chọn được người bán tốt nhất.

Thứ tư, đấu thầu thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế  được thực hiện dưới hình thức pháp lý là hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu. Hồ sơ mời thầu là văn bản do bên mời thầu lập ra, trong đó thể hiện đầy đủ những yêu cầu về mặt kỹ thuật, tài chính, thương mại… của thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế cần mua sắm, sử dụng và những điều kiện khác của gói thầu. Căn cứ vào hồ sơ dự thầu, bên mời thầu xem xét, lựa chọn người thắng cuộc để ký kết hợp đồng. Những hồ sơ này chính là những căn cứ pháp lý làm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

Thứ năm, đấu thầu thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế là một quá trình gồm nhiều giai đoạn. Muốn tiến hành hoạt động đấu thầu, các bên phải thực hiện qua nhiều giai đoạn mời thầu, dự thầu, mở thầu, xét thầu, xếp hạng và lựa chọn nhà thầu, công bố kết quả đấu thầu đến ký kết hợp đồng. Mỗi giai đoạn của quá trình đấu thầu đều hướng tới một mục tiêu khác nhau nhưng giữa chúng vẫn có mối liên hệ mật thiết, gắn bó.

– Tại Điều 75 Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu quy định về nguyên tắc chung trong mua thuốc, vật tư y tế, theo đó: trong đấu thầu thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế  thông qua các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định trong Luật Đấu thầu phải bảo đảm các nguyên tắc chung như sau:

+ Nguyên tắc 1: về mức giá thuốc trúng thầu có mức giá hợp lý tương ứng với chất lượng, điều kiện giao hàng, bảo quản thuốc và các điều kiện liên quan khác theo quy định của pháp luật. 

+ Nguyên tắc 2: Bên nhà thầu trúng thầu trong quá trình lựa chọn nhà thầu thì nhà thầu trúng thầu cung cấp thuốc phải bảo đảm cung cấp thuốc theo đúng các thỏa thuận đã ký kết trong hợp đồng.

+ Nguyên tắc 3: Khi cung cấp thuốc thì bên nhà thầu trúng thầu cung cấp thuốc, vật tư y tế cần phải bảo đảm thuốc đáp ứng yêu cầu về chất lượng trong tất cả các khâu của quá trình thực hiện hợp đồng từ nguyên liệu, sản xuất, đóng gói, vận chuyển, bảo quản, bàn giao thuốc theo quy định của pháp luật. 

+ Nguyên tắc 4: Đối bới những loại thuốc trong nước chưa sản xuất được thì cần phải thực hiện mua sắm tập trung để đảm bảo cân bằng trong quá trình nhập khẩu, xuất khẩu, tránh tình trạng nhập siêu (trừ những loại thuốc thuộc danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá).

+ Nguyên tắc 5: Hình thức lựa chọn nhà thầu đối với những gói thầu thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế : đối với những gói thầu thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế có quy mô nhỏ nhưng mặt hàng thuốc cần được lựa chọn trên cơ sở kết hợp giữa chất lượng và giá thì có thể áp dụng phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ theo quy định của pháp luật. Cũng như gói thầu mua sắm hàng hóa thì việc lựa chọn nhà thầu cung cấp vật tư y tế thực hiện theo quy định của pháp luật.

– Hướng dẫn xây dựng hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trang thiết bị y tế:

+ Bên cạnh việc áp dụng những quy định của pháp luật về đấu thầu thì khi đấu thầu thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế thì khi xây dng hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đơn v phải chuẩn bị những loại giấy tờ, thủ tục như sau:

(1) Thc hiviệc phân nhóm trang thiết bị y tế theo quy định của pháp luật để nhằm phù hp với yêu cầu chuyên môn, nhu cầu sử dụng và nguồn kinh phí.

(2) Việc xây dựng yêu cầu kỹ thuật trang thiết bị y tế phải được căn cứ vào yêu cầu chuyên môn, nhu cầu sử dung để xây dựng yêu cầu kỹ thuật của trang thiết bị y tế theo quy định của pháp luật. 

(3) Yêu cầu nhà thầu cung cấp số phiếu tiếp nhận công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế, số lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu phù hợp với trang thiết bị y tế dự thầu theo quy định của pháp luật. 

(4) Trong quá trình lựa chọn nhà thầu thì cần phải có những quy định cụ thể trách nhiệm của nhà thầu trong việc bàn giao, lắp đặt, đào tạo, hướng dẫn sử dụng để bảo đảm hiệu quả, chất lượng, an toàn cho người bệnh và nhân viên sử dụng.

7. Hợp đồng đấu thầu thuốc

Tại Chương III. Tiêu chuẩn đánh giá HSDT của mẫu Hồ sơ mời thầu tại Phụ lục 7 và Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư số 15/2019/TT-BYT của Bộ Y tế quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập quy định:

“(7) Hợp đồng cung cấp thuốc tương tự:

- Nhà thầu được quyền cung cấp các hợp đồng cung cấp thuốc hoặc hóa đơn bán hàng kèm theo danh mục thuốc đã cung cấp cho các cơ sở khám chữa bệnh hoặc các cơ sở kinh doanh thuốc để chứng minh kinh nghiệm thực hiện hợp đồng cung cấp thuốc tương tự về quy mô với phần trong gói thầu mà nhà thầu tham dự.

Lưu ý: Không bắt buộc nhà thầu chỉ được chứng minh bằng các hợp đồng cung cấp thuốc cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Mặt hàng thuốc tại hợp đồng tương tự không bắt buộc là mặt hàng thuốc dự thầu”.

Do vậy, theo nội dung kiến nghị của ông, việc cơ sở y tế công lập yêu cầu bắt buộc phải cung cấp hợp đồng tương tự với các cơ sở y tế khác mà không chấp nhận hợp đồng tương tự cung cấp thuốc đã thực hiện với các cơ sở kinh doanh thuốc là không phù hợp theo quy định của Thông tư  số 15/2019/TT-BYT ngày 11/7/2019 của Bộ Y tế.

Trên đây là một số thông tin về hợp đồng đấu thầu thuốc. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Luật ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (377 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo