Hành vi làm nhục, hành hung đồng đội bị xử lý như thế nào?

Mọi công dân đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Nhưng trên thực tế, vẫn có nhiều người lợi dụng quyền tự do ngôn luận để bình phẩm, có lời nói và hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Nhất là giữa những người đồng đội, cùng làm việc và sinh hoạt cùng nhau sẽ rất dễ xảy ra mâu thuẫn, do đó có không ít người có lời nói, cử chỉ và hành vi làm nhục, hành hung đồng đội. Như vậy, liệu rằng hành vi này có phải là hành vi vi phạm pháp luật hay không? Hành vi làm nhục, hành hung đồng đội bị xử lý như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây.

Hành vi làm nhục, hành hung đồng đội bị xử lý như thế nào?
Hành vi làm nhục, hành hung đồng đội bị xử lý như thế nào?

1. Hành vi làm nhục, hành hung đồng đội là gì?

Tội làm nhục, hành hung đồng đội là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý, xâm phạm đến nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, thể hiện qua hành vi làm nhục, hành hung đồng đội.

Làm nhục đồng đội là hành vi dùng lời nói, hành vi nhằm xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của đồng đội. Còn hành hung đồng đội được hiểu là cố ý gây thương tích cho đồng đội hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của đồng đội trong quan hệ công tác.

2. Hành vi làm nhục, hành hung đồng đội bị xử lý như thế nào?

2.1. Hành vi làm nhục đồng đội 

Theo Điều 397 Bộ luật hình sự 2015, Người nào trong quan hệ công tác mà xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự đồng đội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Nếu người phạm tội làm nhục đồng đội trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

- Người phạm tội là chỉ huy hoặc sĩ quan;

- Phạm tội với chỉ huy hoặc cấp trên;

- Phạm tội vì lý do công vụ của nạn nhân;

- Phạm tội trong khu vực có chiến sự;

- Phạm tội 02 lần trở lên;

- Phạm tội đối với 02 người trở lên;

- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

- Làm nạn nhân tự sát.

3.2. Hành vi hành hung đồng đội 

Hành vi hành hung đồng đội có thể bị xử lý hình sự dưới tội danh hành hung đồng đội theo quy định tại Điều 398 Bộ luật hình sự, với khung hình phạt cao nhất là 7 năm tù nếu hành vi đó có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm này. Cụ thể được quy định như sau:

Người nào trong quan hệ công tác mà cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của đồng đội mà không thuộc trường hợp quy định tại Điều 134 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

- Người phạm tội là chỉ huy hoặc sĩ quan;

- Phạm tội với chỉ huy hoặc cấp trên;

- Phạm tội vì lý do công vụ của nạn nhân;

- Phạm tội trong khu vực có chiến sự;

- Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

2.3. Hình thức xử lý kỷ luật đối với hành vi làm nhục, hành hung đồng đội

Theo Điều 18 Thông tư 16/2020/TT-BQP của Bộ Quốc phòng quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng. Theo đó, người có hành vi làm nhục, hành hung đồng đội sẽ bị xử lý kỷ luật như sau:

- Dùng lời nói hoặc có hành động xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, thân thể đồng đội mà giữa họ không có quan hệ chỉ huy và phục tùng thì bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.

- Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm, giáng chức, cách chức, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc:

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

+ Lôi kéo người khác tham gia;

+ Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

+ Gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

Ngoài ra, tùy vào tính chất, mức độ của người thực hiện hành vi làm nhục, hành hung đồng đội, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

3. Câu hỏi thường gặp

3.1. Cho ví dụ về tội làm nhục người khác theo quy định pháp luật?

Ví dụ về tội làm nhục người khác: có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm như nói xấu, bêu rếu, lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, hoặc có hành vi như lột quần áo giữa đám đông, đưa thông tin sai sự thật,... nhằm thỏa mãn mục đích của người phạm tội.

Xem thêm "Xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác và các hình phạt tương ứng".

3.2. Tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm với người đang thi hành công vụ có chịu trách nhiệm hình sự không?

Hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người thi hành công vụ có thể bị xử lý hình sự tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự, với khung hình phạt cao nhất là 3 năm tù.

Trong trường hợp có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội chống đối người thi hành công vụ thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức cao nhất là 7 năm tù.

3.3. Nhắn tin xúc phạm người khác có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Hành vi nhắn tin xúc phạm người khác cũng được coi như là xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Nếu cấu thành tội làm nhục người khác thì có thể chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Điều 155 Bộ luật hình sự hiện hành.

Trên đây là các nội dung có liên quan đến vấn đề Hành vi làm nhục, hành hung đồng đội bị xử lý như thế nào? Mong rằng bài viết sẽ cung cấp thêm cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích về vấn đề này. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ với công ty Luật ACC để được tư vấn một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1040 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo