Hải phận quốc gia là gì? - Công ty Luật ACC

Hẳn nhiều bạn đọc còn xa lại với cụm từ "hải phận quốc gia". Vậy hải phận là gì? Sau đây, Luật ACC sẽ giúp quý bạn đọc phân tích và tìm hiểu rõ hơn.

1. Hải phận là gì?

Hải phận là cụm từ bao gồm hai từ “hải” và “phận”. Trong đó:
  • “hải” là biển
  • ”phận” có nghĩa là phần, vùng
Do đó, hải phận là “vùng biển”.

2. Hải phận quốc gia là gì?

Hải phận quốc gia là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia, là các vùng biện nằm phía trong đường biên giới quốc gia trên biển và là một bộ phận cấu thành lãnh thổ của quốc gia ven biển. Như vậy, trong số các vùng biển: nội thủy, lãnh hãi, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, biển quốc tế và vùng thì chỉ có nội thủy và lãnh hải là lãnh thổ biển của quốc gia ven biển.
Hải Phận Là Gì
Hải phận là gì

2.1. Nội thủy

Theo khoản 1, Điều 8 Công ước Luật Biển 1982 định nghĩa, nội thủy là các vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
  • Trong khoa học pháp lý, nội thủy được hiểu là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia, nằm tiếp liền với bờ biển và phía trong đường cơ sở. Theo định nghĩa này, ranh giới phía trọng của nội thủy là đường bờ biển và ranh giới phía ngoài của nội thủy chính là đường cơ sở. Vùng nước nội thủy về mặt pháp lý đã nhất thể hóa với lãnh thổ đất liền nên có chế độ pháp lý đất liền, nghĩa là đặt dưới chủ quyền toàn vẹn, đầy đủ và tuyệt đối của quốc gia ven biển. Tàu thuyền nước ngoài muốn vào ra nội thủy phải xin phép nước ven biển và phải tuân theo luật lệ của nước đó. Nước ven biển có quyền không cho phép.
  • UNCLOS 1982 không có bất kỳ điều khoản nào quy định cụ thể về chiều rộng của nội thủy bởi vì chiều rộng của nội thủy hoàn toàn phụ thuộc vào ranh giới bên ngoài của nó là đường cơ sở. Nếu quốc gia ven bờ xác định đường cơ sở càng xa biển thì nộ thủy sẽ càng rộng và ngược lại, đường cơ sở càng gần bờ thì nội thủy càng hẹp.
  • Với vị trí nằm tiếp liền với lục địa, nội thủy của một quốc gia có thể được cấu thành bởi các bộ phận như vịnh thiên nhiên, vịnh lịch sử, cửa sông, cảng biển, vũng tàu.

2.2. Lãnh hải

Theo định nghĩa của UNCLOS 1982, lãnh hải là vùng biển nằm bên ngoài và tiếp liền với nội thủy, theo đó “chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thủy của mình, và trong trường hợp một quốc gia quần đảo, ra ngoài vùng nước quần đảo…” “mọi quốc gia đều có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của mình, chiều rộng này không vượt quá 12 hải lý lể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước”.
  • Đối với lãnh hải, việc xác định chiều rộng- khoảng cách từ đường cơ sở đến ranh giới ngoài của lãnh hải có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ với quốc gia ven biển mà còn cả với các quốc gia khác. Chiều rộng 12 hải lý của lãnh hải đã tồn tại với tư cách của tập quán quốc tế trước khi UNCLOS 1982 phát sinh hiệu lực mà minh chứng chính là quy định về chiều rộng lãnh hải của các quốc gia ven biển trong đó có Việt Nam.
  • Quốc gia ven biển cũng có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ trong vùng lãnh hải, song không tuyệt đối như nội thủy. Nghĩa là quyền của quốc gia ven biển được công nhận như ở lãnh thổ của mình (về lập pháp, hành pháp và tư pháp), trên các lĩnh vực phòng thủ quốc gia, cảnh sát, thuế quan, đánh cá, khai thác tài nguyên, đấu tranh chống ô nhiễm, nghiên cứu khoa học…
  • Tuy nhiên các tàu thuyền nước ngoài có “quyền đi qua không gây hại, cụ thể là nước khác có quyền đi qua vùng lãnh hải của nước ven biển mà không phải xin phép trước nếu họ không tiến hành bất kỳ hoạt động gây hại nào như sau đây (theo Điều 19 Công ước về Luật biển 1982):
    • Đe dọa hoặc dùng vũ lực chống lại chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia ven biển.
    • Luyện tập, diễn tập với bất kỳ loại vũ khí nào.
    • Thu thập tin tức tình báo gây thiệt hại cho nước ven biển.
    • Tuyên truyền nhằm làm hại đến nước ven biển.
    • Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện bay, phương tiện quân sự.

    • Xếp dỡ hàng hóa, tiền bạc, đưa người lên xuống tàu trái quy định của nước ven biển.
    • Cố ý gây ô nhiễm nghiêm trọng.
    • Đánh bắt hải sản.
    • Nghiên cứu, đo đạc.
    • Làm rối loạn hoạt động giao thông liên lạc.
    • Mọi hoạt động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua.
Quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết liên quan: Toàn vẹn lãnh thổ là gì
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi để giải đáp cho câu hỏi hải phận là gì?, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể giải đáp giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình tìm hiểu pháp luật trên thực tế diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1058 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo