Đường đô thị là gì? (cập nhật 2024)

Đường đô thị là gì? Mặc dù hay sử dụng cụm từ đường đô thị và có lẽ mọi người cũng biết sơ về khái niệm đường đô thị theo một cách hiểu dễ nhất là: đường trong các khu đô thị. Tuy nhiên, pháp luật có những quy định chặt chẽ hơn về đường đô thị. Do đó, bài viết này sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc về đường đô thị là gì? (cập nhật 2022). 

đường đô Thị

Đường đô thị là gì? (cập nhật 2022)

1. Đường đô thị là gì? 

Tại Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT (có hiệu lực từ 01/07/2020) về Báo hiệu đường bộ, có quy định:

Đường đô thị (ĐĐT) là đường nằm trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị xã và thị trấn.

Bên cạnh đó, Quy chuẩn cũng quy định:

Đường qua khu đông dân cư là đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã, nội thị trấn và những đoạn đường có dân cư sinh sống sát dọc theo đường, có các hoạt động có thể ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ và được xác định bằng biển báo là đường qua khu đông dân cư (khi cần thiết có thể xác định riêng cho từng chiều đường).

Một số định nghĩa khác có liên quan đến nội dung này như:

Quốc lộ là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, khu vực.

Đường chuyên dùng là đường chuyên phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại của một hoặc một số cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Thẩm quyền phân loại và điều chỉnh các hệ thống đường bộ quy định như sau (Khoản 2 Điều 39):

a) Hệ thống quốc lộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định;

b) Hệ thống đường tỉnh, đường đô thị do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải (đối với đường tỉnh) và thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng (đối với đường đô thị);

c) Hệ thống đường huyện, đường xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý;

d) Hệ thống đường chuyên dùng do cơ quan, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với đường chuyên dùng đấu nối vào quốc lộ; ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện; ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường xã.

2. Hệ thống đường đô thị 

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng ban hành kèm Thông tư 22/2019/TT-BXD có hiệu lực ngày 01/7/2020 thì hệ thống đường đô thị được quy định như sau:

- Quy hoạch giao thông đô thị trong đồ án quy hoạch chung phải dự báo nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hoá và cơ cấu phương tiện giao thông;

- Hệ thống giao thông đô thị phải đảm bảo liên hệ nhanh chóng, an toàn giữa tất cả các khu chức nâng; kết nối thuận tiện nội vùng, giữa giao thông trong vùng với hệ thống giao thông quốc gia và quốc tế;

- Bề rộng một làn xe, bề rộng đường được xác định dựa trên cấp đường, tốc độ và lưu lượng xe thiết kế và phải tuân thủ các quy định của QCVN 07-4:2016/BXD;

- Hè phố, đường đi bộ, đường xe đạp phải tuân thủ QCVN 07-4:2016/BXD;

- Mật độ đường, khoảng cách giữa hai đường đảm bảo quy định trong Bảng 2.18;

- Tỷ lệ đất giao thông (không bao gồm giao thông tĩnh) trong đất xây dựng đô thị tối thiểu: tính đến đường liên khu vực: 9 %; tính đến đường khu vực: 13 %; tính đến đường phân khu vực: 18 %.

Bàng 2.18: Quy định về các loại đường trong đô thị:

Cấp đường Loại đường Khoảng cách hai đường (m) Mật độ đường (km/km2)
Cấp đô thị 1. Đường cao tốc đô thị 4.800 - 8.000 0,4 - 0,25
2. Đường trục chính đô thị 2.400 - 4.000 0,83 - 0,5
3. Đường chính đô thị 1.200 - 2.000 1,5 - 1,0
4. Đường liên khu vực 600 - 1.000 3,3 - 2,0
Cấp khu vực 5. Đường chính khu vực 300 - 500 6,5 - 4,0
6. Đường khu vực 250 - 300 8,0 - 6,5
Cấp nội bộ 7. Đường phân khu vực 150-250 13,3-10
8. Đường nhóm nhà ở, vào nhà không quy định không quy định
9. Đường xe đạp
10. Đường đi bộ

3. Cách đặt tên đường đô thị

Đường đô thị là một trong 6 hệ thống của mạng lưới đường bộ, do đó việc đặt tên đường đô thị phải tuân theo quy định của pháp luật về việc đặt tên đường bộ.

Đường bộ được đặt tên hoặc số hiệu như sau:

+ Tên đường được đặt tên danh nhân, người có công hoặc tên di tích, sự kiện lịch sử, văn hóa, tên địa danh hoặc tên theo tập quán; số hiệu đường được đặt theo số tự nhiên kèm theo chữ cái nếu cần thiết; trường hợp đường đô thị trùng với quốc lộ thì sử dụng cả tên đường đô thị và tên, số hiệu quốc lộ;

+ Tên, số hiệu đường bộ tham gia vào mạng lưới đường bộ trong khu vực, đường bộ quốc tế thực hiện theo thỏa thuận giữa Việt Nam với các quốc gia có liên quan. Đường bộ kết nối vào mạng lưới đường bộ trong khu vực, đường bộ quốc tế thì sử dụng cả tên, số hiệu đường trong nước và tên, số hiệu đường trong khu vực, đường bộ quốc tế.

(Luật giao thông đường bộ 2008).

Dẫn chiếu đến quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 11/2010/NĐ-CP thì việc đặt tên đường đô thị được quy định như sau:

"2. Đặt tên hoặc số hiệu đường đô thị

a) Số hiệu đường đô thị gồm chữ viết tắt hệ thống đường đô thị (ĐĐT) và số tự nhiên cách nhau bằng dấu chấm;

b) Đặt tên đường đô thị thực hiện theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng."

Người có thẩm quyền đặt tên đường đô thị: Việc đặt tên, số hiệu đường bộ do cơ quan có thẩm quyền phân loại đường bộ quyết định; riêng đường đô thị, đường tỉnh, việc đặt tên do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban nhân dân cùng cấp.

4. Một số câu hỏi thường gặp

Đường phố là gì?

Theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì: Đường phố đường đô thị, gồm lòng đường và hè phố.

Những hành vi không được thực hiện trên đường phố?

- Họp chợ, mua, bán hàng hóa.

- Tụ tập đông người trái phép.

- Thả rông súc vật.

- Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác.

- Đặt biển quảng cáo trên đất.

- Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác gây ảnh hưởng tầm nhìn và sự tập trung của người tham gia giao thông;

- Các hành vi che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông.

- Sử dụng các hành vi khác cản trở giao thông.

- Đổ rác hoặc phế thải xuống đường, không đúng nơi quy định.

- Xây, đặt bục, bệ trái phép trên đường phố.

Chức năng của đường phố là gì?

Mỗi tuyến đường phố thể hiện 2 chức năng cơ bản chức năng giao thông và chức năng không gian.

Trên đây là toàn bộ nội dung về Đường đô thị là gì? (cập nhật 2022) mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý bạn đoc. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ mà bạn cần.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1184 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo