Đột tử là gì?

Đột tử là hiện tượng một người đang sống bình thường tự nhiên tử vong mà không thể cứu được. Vậy đột tử là gì? Nguyên nhân gây ra đột tử là gì? Mời quý bạn đọc cùng theo dõi nội dung này trong bài viết dưới đây.

Đột tử là gì?
Đột tử là gì?

1. Đột tử là gì?

Đột tử là tình trạng tử vong đột ngột xảy ra trong vòng 1 giờ sau khi khởi phát triệu chứng cấp tính hoặc khi không chứng kiến thời điểm tử vong nhưng trong vòng 24 trước đó nạn nhân không có biểu hiện triệu chứng gì. Trong đó đột tử do tim là hay gặp nhất, theo các nghiên cứu tỷ lệ gặp dao động từ 50 đến 100 trường hợp trên 100.000 dân/năm, nguyên nhân hàng đầu thường là do bệnh lý mạch vành gây nhồi máu cơ tim cấp tức là tình trạng động mạch cấp máu cho cơ tim bị vữa xơ, vôi hóa gây hẹp dần sau đó tắc đột ngột, hậu quả là dẫn tới ngừng tim.

2. Nguyên nhân gây ra đột tử

Có nhiều nguyên nhân rối loạn tim mạch bẩm sinh có thể gây ngừng tim đột ngột ở người trẻ nhưng thường gặp nhất là các nguyên nhân

- Bệnh lý cơ tim, đặc biệt bệnh cơ tim phì đại là tình trạng bệnh lý mà cơ tim bị dầy lên (phì đại) và làm cho cơ tim khó khăn khi co bóp để bơm máu đi, dễ gây nên các rối loạn nhịp tim và ngừng tim.

- Viêm cơ tim: Là tình trạng viêm nhiễm ở cơ tim gây nên rối loạn về hoạt động điện và chức năng bơm máu của tim khiến tim ngừng đập đột ngột. Nguyên nhân hay gặp nhất là do vi rút.

Tuy nhiên, những bệnh lý này là bệnh lý tim mạch thực thể, thường có triệu chứng kèm theo, người bệnh dễ dàng được chẩn đoán qua thăm khám tim mạch thường quy.

3. Làm sao để biết có nguy cơ bị đột tử tim?

Một trái tim hoàn toàn khỏe mạnh thì hiếm khi xảy ra sự cố. Đột tử tim hầu như chỉ xảy ra trên một trái tim “đã bị bệnh” nhưng không được phát hiện.
Một số dấu hiệu chỉ điểm gợi ý bạn có khả năng bị bệnh tim mạch và có nguy cơ đột tử:
  • Trong gia đình có người đột tử, mất đột ngột khi trẻ tuổi mà Bác sỹ không chẩn đoán được nguyên nhân.
  • Có người thân trong gia đình mắc các bệnh tim mạch di truyền như Brugada (loạn nhịp tim), bệnh cơ tim phì đại..
  • Hút thuốc lá, béo phì, đời sống căng thẳng, ít vận động thể dục thể thao
  • Bị tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu mà không điều trị tốt, không kiểm soát tốt các chỉ số bệnh lý.

4. Cách dự phòng đột tử

- Những người chưa đi khám bệnh hoặc chưa đi khám sức khỏe định kỳ bao giờ thì “ngay từ ngày mai” hãy đi khám sức khỏe định kỳ (phải làm được các xét nghiệm máu) để phát hiện sớm những người mắc các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, bệnh tim để đưa vào quản lý điều trị và phòng bệnh.

- Những người đã được phát hiện (đang mắc) các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, bệnh tim thì cần được quản lý điều trị thật tốt. Quản lý điều trị thật tốt nghĩa là tuân thủ tư vấn điều trị của Bác sỹ, tức là dùng thuốc đúng theo chỉ định, loại bỏ các yếu tố nguy cơ, đi khám bệnh định kỳ, có số điện thoại của Bác sỹ để cần thiết liên hệ. Ngoài ra hơn bao giờ hết người bệnh phải hiểu tình trạng bệnh của mình, biết thế nào là huyết áp mục tiêu, đường huyết mục tiêu, mỡ máu mục tiêu.v.v…

- Dành ra 30 phút mỗi ngày để tập thể dục, không thức quá khuya, hạn chế làm việc quá căng thẳng. Ngủ đủ giấc (ít nhất 6 giờ/ngày), thực hiện ăn uống theo tư vấn của Bác sỹ.

- Gia đình, người thân của những người đã được phát hiện những bệnh như trên cần động viên, chia sẻ, giúp đỡ; đôn đốc, nhắc nhở người bệnh đi khám bệnh định kỳ; không uống rượu, bia, cai thuốc lá (nếu nghiện thuốc lá). Chủ động phòng tránh các yếu tố nguy cơ, giúp người bệnh có một trạng thái tinh thần luôn tốt để tránh và chủ động sẵn sàng ứng phó với các stress. Nếu người bệnh trong gia đình già yếu không biết thì người thân trong gia đình phải tìm hiểu về bệnh để biết về tình trạng bệnh của người thân mình.v.v…

- Về phía nhân viên y tế, ngoài việc khám xét bệnh nhân cẩn thận, thực hành điều trị đúng phác đồ thì nên quan tâm gặp gỡ bệnh nhân và gia đình bệnh nhân để giải thích tình trạng bệnh, các nguy cơ của bệnh. Cần tổ chức các lớp học cho người bệnh để giải thích cặn kẽ về triệu chứng, biến chứng và cách điều trị phòng bệnh.

- Về phía ngành y tế cần liên tục tổ chức khám sàng lọc các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim; tổ chức lớp đào tạo tập huấn cho nhân viên y tế về khám sàng lọc, khám sức khỏe định kỳ, khám điều trị ngay từ khi mới phát hiện bệnh.

Trên đây là các nội dung về Đột tử là gì? Mong rằng bài viết sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích cho quý bạn đọc. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, hãy liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (505 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo