Đóng bảo hiểm xã hội là gì? - Công ty Luật ACC

Đóng bảo hiểm xã hội là gì mà vấn đề này luôn gây tranh cãi nhiều nhất trong các doanh nghiệp. Thực tế hiện nay có rất nhiều người lao động không muốn tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC xin giải đáp thắc mắc nêu trên đến Quý khách hàng.

1. Đóng bảo hiểm xã hội là gì?

Theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về định nghĩa bảo hiểm xã hội:

“Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”

Đóng bảo hiểm xã hội nghĩa là người tham gia bảo hiểm xã hội đóng cho quỹ bảo hiểm xã hội một số tiền theo quy định của Pháp luật để hưởng những chính sách khi người đó gặp những vấn đề khó khăn như được nêu trong Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014

Việc chi trả và thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm xã hội được người lao động và người sử dụng lao động dành nhiều sự quan tâm. Sau đây Công ty Luật ACC sẽ chia sẻ tới quý bạn đọc bài viết : “Dịch vụ bảo hiểm xã hội”.

2. Phân loại các loại đóng bảo hiểm xã hội

Có 2 loại bảo hiểm xã hội có thể lựa chọn khi tham gia đó là:

  • Bảo hiểm bắt buộc: Đây là loại bảo hiểm mà người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng.
  • Bảo hiểm tự nguyện: Là hình thức cá nhân tự tham gia không thông qua bất kỳ doanh nghiệp nào.

Đối với bảo hiểm bắt buộc: Doanh nghiệp đóng 18%, người lao động đóng 8% tiền lương tháng của người lao động.

- Kể từ 01/01/2016: Tiền lương tháng đóng Bảo Hiểm Xã Hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.

- Kể từ 01/01/2018: tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

Đối với bảo hiểm tự nguyện: Cá nhân tham gia đóng 22% mức thu nhập tháng do cá nhân đó lựa chọn.

3. Đóng bảo hiểm xã hội có những ưu điểm nào?

- Bảo hiểm xã hội có chế độ trợ cấp ốm đau đối với những người lao động thuộc các ngành nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại.

- Bảo hiểm xã hội cũng có chế độ trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp: Người sử dụng lao động phải chịu mọi khoản chi phí về sơ cứu, cấp cứu, điều trị, tiền lương trong thời gian chữa bệnh phải chịu bồi thường nếu người lao động bị tàn phế hoặc bị chết. Đồng thời người sử dụng lao động phải có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp với sức khỏe sau khi người lao động đã được điều trị khỏi;

- Bảo hiểm xã hội có chế độ trợ cấp đối với người đã nghỉ hưu: Những người đã đủ tuổi nghỉ hưu và những người nghỉ hưu non đều có các quyền lợi, chế độ hỗ trợ riêng theo quy định của luật bảo hiểm.

  • Bảo hiểm xã hội có chế độ tử tuất: Mức tiền mai táng được nâng lên bằng 8 tháng tiền lương tối thiểu đã được quy định rõ trong luật của nhà nước.
  • Bảo hiểm xã hội có trợ cấp cho người thất nghiệp.

Bảo hiểm xã hội hỗ trợ bảo hiểm y tế

Bảo hiểm xã hội hỗ trợ bảo hiểm y tế

Như vậy, người đóng bảo hiểm xã hội được hưởng những quyền lợi cơ bản sau khi đóng bảo hiểm xã hội trong một thời gian nhất định. Việc này sẽ hỗ trợ họ trong những trường hợp khó khăn.

4. Các câu hỏi thường gặp

Mức tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội tối đa năm 2022 là bao nhiêu?

- Mức tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT bắt buộc tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở.

- Mức tiền lương tháng đóng BHTN tối đa bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.

Công ty không đóng bảo hiểm xã hội thì người lao động cần làm gì?

Khoản 1 Điều 118 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 khẳng định, người lao động có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Chính vì vậy, khi phát hiện công ty không đóng BHXH cho mình, người lao động nên thực hiện theo trình tự dưới đây:

  • Khiếu nại tới Ban Giám đốc Công ty, tổ chức công đoàn công ty;
  • Khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội;
  • Yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết (không bắt buộc);
  • Khởi kiện đến Tòa án nhân dân:

Người đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được thay đổi phương thức đóng bảo hiểm xã hội không?

Người đang tham gia BHXH tự nguyện được thay đổi phương thức đóng. Việc thay đổi phương thức đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện ít nhất là sau khi thực hiện xong phương thức đóng đã chọn trước đó.

Tìm hiểu thêm về Đại lý bảo hiểm

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1092 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo