Điều Kiện Và Thủ Tục Mở Cơ Sở Sản Xuất Kinh Doanh Giấm 2024

Với sự phát triển mạnh mẽ về lĩnh vực nông nghiệp thì Việt Nam đang trở thành một thị trường tiềm năng cho sự hình thành và phát triển của những cơ sở sản xuất về thực phẩm. Giấm gạo là một trong những thực phẩm phổ biến giúp món ăn có mùi vị đặc trưng. Công ty ACC tư vấn đến khách hàng có nhu cầu kinh doanh giấm về điều kiện và thủ tục mở cơ sở sản xuất kinh doanh giấm cập nhật năm 2023 qua bài viết sau.

Điều Kiện Và Thủ Tục Mở Cơ Sở Sản Xuất Kinh Doanh Giấm 2020.
Điều Kiện Và Thủ Tục Mở Cơ Sở Sản Xuất Kinh Doanh Giấm 2023.

1. Khái niệm về giấm :

1. Giấm :

là chất lỏng có vị chua có thành phần chính là dung dịch axit axetic, có công thức hóa học giấm ăn là CH3COOH. Hay nói cách khác giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ từ 2-5%. Giấm được hình thành nhờ sự lên men của rượu etylic C2H5OH.

2.  Phân loại giấm ăn:

Có rất nhiều loại giấm ăn khác nhau về hương vị. Chúng được phân loại dựa trên nguyên liệu sản xuất, bao gồm:

  • Giấm gạo: được làm từ nguyên liệu rượu trắng hay rượu nếp, dung dịch thường trong suốt hoặc có màu vàng nhạt. Đây là loại giấm ăn phổ biến nhất, có nồng độ cao nhất trong tất cả các loại giấm ăn.
  • Giấm táo: Táo được lên men thành rượu, sau đó tiếp tục quá trình lên men để thành giấm. Giấm táo có màu vàng nhạt.
  • Giấm nho: được làm từ rượu nho (hay rượu vang). Rượu vang khá nổi tiếng ở vùng Địa Trung Hải nên giấm nho cũng được sản xuất phổ biến tại đây. Giấm thanh sẽ cho màu vàng nhạt hay đỏ tùy vào màu của rượu.

3. Thành phần của giấm ăn:

Trong giấm ăn có chứa đến 18 loại acid amin mà cơ thể người không tổng hợp được, trong đó có 8 loại acit amin thực vật cung cấp. Việc tổng hợp axit hữu cơ làm vị axit của thức ăn chua càng thanh, dịu ngọt, lưu lại lâu trong miệng giúp kích thích ăn ngon miệng hơn.

Bên cạnh đó, nó cũng chứa vitamin B, B1, C…và các nguyên tố vi lượng Ca, Fe, Cu, P… là kết quả của quá trình trao đổi chất vi sinh vật trong quá trình lên men thức ăn và nguyên liệu.

4. Quy trình công nghệ sản xuất giấm từ chuối:

Chuối: Chuối sau khi được thu mua, được bóc vỏ, hấp. Cân mẫu để đem đi thu dịch. Sử dụng enzyme pectinase với nồng độ 0,1%; thời gian: 3h; nhiệt độ: 50oC để thu dịch chuối nhằm đạt hiệu suất thu dịch quả được tối ưu nhất.
Phối chế: Trong quá trình ép thu dịch thì bổ sung tỉ lệ chuối/nước là 1/2. Sau đó bổ sung rượu để dịch lên men đạt 5orượu.
Bổ sung vi khuẩn acetic: Bổ sung 8% dịch men cái/dịch lên men chủng vi khuẩn acetic để tạo điệu kiện cho hệ vi sinh vật hoạt động mạnh, làm cho sản phẩm có độ acid cao.

Lên men: Sau khi phối chế và bổ sung lượng vi khuẩn cần thiết thì ta thực hiện quá trình lên men ở pH=5,5; ở nhiệt độ phòng (23oC) và thời gian lên men là 8 ngày để tạo ra một mẻ giấm thật thơm ngon.
Lọc: Sau khi lên men thì sản phẩm thu được vẫn có cặn, cần phải lọc để sản phẩm trong hơn, không còn cặn lơ lửng. Cố định chất bảo quản Kali Sorbate là 0,1%.
Thanh trùng: Sau khi lọc xong thì đem sản phẩm đi thanh trùng ở 85oC, thời gian 10 phút để tiêu diệt vi sinh vật và làm gây ức chế vi khuẩn acetic để sản phẩm không bị lên men tiếp.

Bảo quản sản phẩm: Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời.

2. Điều kiện và thủ tục mở cơ sở sản xuất kinh doanh giấm:

1. Điều kiện thành lập cơ sở sản xuất giấm:

Cơ sở sản xuất hay công ty sản xuất giấm đều là những hình thức doanh nghiệp chính thức nếu hoàn thành những thủ tục nhất định. Theo pháp luật về doanh nghiệp thì những đơn vị này phải tiến hành thủ tục để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thực phẩm giấm là một ngành, nghề kinh doanh đặc thù hay còn gọi là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Cơ sở đó muốn được chính thức thành lập và đi vào hoạt động thì nhà kinh doanh cần lưu ý đến điều kiện quan trọng đó chính là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

2. Điều kiện cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm:

Theo quy định tại Điều 34 Luật an toàn thực phẩm 2010 thì Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này;
  • Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Để được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 của Luật này.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Thủ tục thành lập doanh nghiệp:

Về cơ bản, trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp như sau:

Bước 1: Chủ doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ bản mềm lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Thời gian nhận thông báo khoảng 3 ngày làm việc.

Bước 2: Nếu nhận được thông báo hợp lệ từ Bước 1, bạn, người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ bản cứng trực tiếp lên Phòng đăng ký kinh doanh.

Bước 3: Sau 1-2 ngày nộp bản giấy sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Sở kế hoạch đầu tư

Bước 4: Đặt khắc con dấu doanh nghiệp và công bố mẫu con dấu.

4. Thủ tục thành lập hộ kinh doanh:

Bước 1: Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận.

Bước 3:  Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh nếu có đủ các điều kiện sau đây:

  • Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
  • Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định 78/2015/NĐ-CP
  • Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh. Nếu không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh. Thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (942 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo