Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính - Công ty Luật ACC

29

Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính - Công ty Luật ACC

1. Điều kiện về chủ thể khởi kiện

Căn cứ khoản 8 Điều 3 và Điều 54 của LTTHC 2015 quy định điều kiện chủ thể khởi kiện vụ án hành chính.

Việc xác định chủ thể khởi kiện cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính thì phải xem xét cá nhân, tổ chức có quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện hay không.

Như vậy, cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính là những cá nhân, tổ chức có quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh, danh sách bầu cử Đại biểu quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, quyết định kỷ luật buộc thôi việc.

Tuy nhiên, để quyền khởi kiện vụ án hành chính của cá nhân, tổ chức được hiện thực hóa thì quyền khởi kiện phải được thực hiện bởi những chủ thể có năng lực hành vi tố tụng hành chính.

Năng lực tố tụng hành chính: là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ trong tố tụng hành chính hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham gia tố tụng hành chính.

Như vậy, việc khởi kiện vụ án hành chính chỉ có thể được thực hiện bởi người có quyền khởi kiện vụ án hành chính hoặc người đại diện của người có quyền khởi kiện vụ án hành chính với điều kiện người đó đảm bảo năng lực hành vi tố tụng hành chính.

Người đại diện của người có quyền khởi kiện vụ án hành chính bao gồm: người đại diện theo ủy quyền hoặc người đại diện theo pháp luật. Người đại diện theo pháp luật của người có quyền khởi kiện vụ án hành chính bao gồm: cha mẹ, người đỡ đầu, người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên, người không có năng lực hành vi dân sự, người đứng đầu của người khởi kiện là cơ quan, đơn vị, tổ chức.

Theo Điều 60 Luật tố tụng hành chính năm 2015 quy định về người đại diện như sau:

- Người đại diện trong tố tụng hành chính bao gồm người địa diện theo pháp luật và người đại diện theo uỷ quyền.

- Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng hành chính:

+ Cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

+ Người giám hộ đối với người được giám hộ;

+ Người được Toà án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức do được bổ nhiệm hoặc bầu theo quy định của pháp luật;

+  những người khác theo quy định của pháp luật.

- Người đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng hành chính phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, được đương sự hoặc người đại diện theo pháp luật của đương sự uỷ quyền bằng văn bản.

Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia tố tụng hành chính thì các thành viên có thể uỷ quyền cho một thành viên hoặc người khác làm đại diện tham gia tố tụng hành chính.

Trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì người bị kiện chỉ được uỷ quyền cho cấp phó của mình đại diện.

Người được uỷ quyền tham gia vào quá trình giải quyết toàn bộ vụ án, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người bị kiện theo quy định của Luật này.

Như vậy, chủ thể thực hiện hành vi khởi kiện vụ án hành chính bao gồm: cá nhân có quyền khởi kiện từ đủ 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự; cha mẹ người giám hộ; người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, người được người có quyền khởi kiện ủy quyền.

Tìm hiểu luật tố tụng hành chính và toàn bộ điểm mới đáng chú ý trong bài viết Luật tố tụng hành chính 2015.

2. Điều kiện về phương thức khởi kiện

Phương thức khởi kiện có thể hiểu là việc các chủ thể có quyền lựa chọn các cách thức khác nhau để khởi kiện. Phương thức khởi kiện được quy định tại Điều 115 Luật Tố tụng hành chính.

Phương thức khởi kiện có thể hiểu là việc các chủ thể có quyền lựa chọn các cách thức khác nhau để khởi kiện. Phương thức khởi kiện được quy định tại Điều 115.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì theo khoản 1 Điều 115, thì cá nhân, tổ chức được lựa chọn một trong 3 cách sau:

  • Khởi kiện ngay khi nhận được QĐHC, hoặc bị HVHC xâm hại
  • Khởi kiện khi nhận được Quyết định giải quyết khiếu nại lần 1 mà không đồng ý hoặc hết thời gian giải quyết khiếu nại lần 1 mà không được giải quyết.
  • Khởi kiện khi nhận được Quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 mà không đồng ý hoặc hết thời gian giải quyết khiếu nại lần 2 mà không được giải quyết.

Tổ chức cá nhân khởi kiện vụ án đối với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thì theo khoản 2 Điều 115 thì cá nhân, tổ chức chỉ có quyền khởi kiện quyết định này mà không có quyền khiếu nại.

Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án về danh sách cử tri trong trường hợp đã khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại đó.

3. Điều kiện về hình thức, thủ tục khởi kiện

- Việc khởi kiện phải được thực hiện bằng văn bản. Khi khởi kiện vụ án hành chính thì cơ quan, tổ chức, cá nhân phải làm đơn khởi kiện có nội dung theo quy định tại Điều 118 của LTTHC 2015.

- Cá nhân có năng lực hành vi tố tụng hành chính có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của cá nhân, ở phần cuối đơn cá nhân phải kí tên hoặc điểm chỉ.

- Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp phải kí tên hoặc điểm chỉ.

- Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm họ đơn khởi kiện vụ án hành chính. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải kí tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.

4. Điều kiện về thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện vụ hành chính được quy định tại Điều 116 LTTHC 2015. Theo đó, thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện./.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (284 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo