Đấu thầu rộng rãi là gì?

Nhắc đến hoạt động đấu thầu, chúng ta thường nghe nhiều đến “ Đấu thầu rộng rãi”. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về hình thức đấu thầu này. Vậy đấu thầu rộng rãi là gì? Khi nào đầu thầu rộng rãi? Đấu thầu rộng rãi khác đấu thầu hạn chế như thế nào?... Để giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi xin gửi đến quý độc giả thông tin dưới bài viết sau.

DAU-THAU-RONG-RAI-LA-G

ĐẤU THẦU RỘNG RÃI LÀ GÌ?

1. Đấu thầu rộng rãi là gì?

Khái niệm đấu thầu rộng rãi được nêu rõ tại Khoản 1 Điều 20 Luật đấu thầu 2013 như sau:

“1. Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự.”

Như vậy, có thể hiểu đơn giản đấu thầu rộng rãi là việc tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư đáp ứng những tiêu chí về năng lực, tài chính tốt nhất mà việc tổ chức lựa chọn này không có sự giới hạn số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự.

2. Khi nào đấu thầu rộng rãi?

Tại Khoản 2 Điều 20 Luật đấu thầu 2013 quy định rất rõ trường hợp áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi như sau:

“2. Đấu thầu rộng rãi được áp dụng cho các gói thầu, dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này, trừ trường hợp quy định tại các điều 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật này.”

Trên cơ sở quy định trên, có thể thấy rằng pháp luật đấu thầu hiện hành dùng cách loại trừ để chỉ ra các trường hợp áp dụng đấu thầu rộng rãi. Thực tế đa số các trường hợp trong hoạt động đấu thầu sẽ áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chỉ trừ các trường hợp áp dụng hình thức đấu thấu hạn chế; chỉ định thầu; chào hàng cạnh tranh; mua sắm trực tiếp; tự thực hiện; lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trọng trường hợp đặc biệt ; tham gia thực hiện của cộng đồng.

Vì các trường hợp áp dụng hình thức đầu thầu khác hình thức đầu thầu rộng rãi đa phần là các trường hợp đặc biệt và phải đáp ứng các điều kiện nhất định theo quy định của luật đấu thầu thì mới được áp dụng nên không được sử dụng phổ biến như hình thức đấu thầu rộng rãi.

3. Đấu thầu rộng rãi khác đấu thầu hạn chế như thế nào?

Pháp luật đấu thầu hiện hành không có quy định khái niệm đấu thầu hạn chế mà chỉ quy định về trường hợp áp dụng đấu thầu hạn chế. Cụ thể Điều 21 Luật đấu thầu 2013 quy định:

“Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu.”

Trên cơ sở quy định trên, có thể rút ra khái niệm đầu thấu hạn chế là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự phải đáp ứng những yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đặc thù theo yêu cầu của gói thầu.

Như vậy, giữa đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế có sự khác nhau như sau:

3.1. Thứ nhất, vế số lượng nhà đầu tư, nhà thầu tham dự:

+ Đấu thầu rộng rãi không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự

+ Đấu thầu hạn chế có hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự

3.2. Thứ hai, về yêu cầu cần đáp ứng:

+ Đấu thầu rộng rãi không đòi hỏi yêu cầu cao như đấu thầu hạn chế

+ Đấu thầu hạn chế đòi hỏi yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về đấu thầu rộng rãi là gì theo quy định mới nhất hiện hành để bạn đọc tham khảo, qua đó quý độc giả có thể xác định được trường hợp nào được áp dụng đấu thầu rộng rãi, có sự phân biệt  hình thức đấu thầu này với hình thức đấu thầu hạn chế. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề nêu trên hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi hãy liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (335 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo