Đạo đức là gì? Những thông tin cần thiết

Khi xã hội ngày càng trở nên hiện đại hơn và nền sự hội nhập toàn cầu ngày càng diễn ra nhanh chóng hơn thì kéo theo những giá trị, quan điểm về đạo đức cũng có những sự thay đổi nhất định. Tuy nhiên, điều đó không làm mất đi vai trò của đạo đức là gì đối với xã hội loài người. Vậy đạo đức là gì? Vai trò và chức năng của đạo đức được thể hiện như thế nào? Hãy cùng Công ty luật ACC tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Đạo đức là gì
Đạo đức là gì

1. Khái niệm đạo đức là gì?

Định nghĩa về đạo đức có rất nhiều các quan điểm khác nhau, trong đó, khái niệm đạo đức là gì được phổ biến rộng rãi nhất đó là theo quan điểm của Mai Văn Bình đề cập trong cuốn Giáo dục công dân là: “Đạo đức được hiểu là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội”.

Đạo đức theo nghĩa hẹp

Dưới góc độ này, đạo đức được nhìn nhận ở cá nhân mỗi con người. Đó chính là nét đẹp trong cách ứng xử, văn hóa của mỗi người, thể hiện nét đẹp trong con người đó.

Đạo đức theo nghĩa rộng

Đạo đức được nhìn dưới góc độ cộng đồng, xã hội. Nhìn rộng ra, đó chính là phong tục địa phương, cộng đồng và lớn hơn là tạo thành nét ddeppj văn hóa của một xã hội, quốc gia và dân tộc.

2. Chức năng của đạo đức

Đạo đức là gì có những chức năng quan trọng đối với xã hội nói chung và mỗi con người nói riêng. Cụ thể như sau:

Chức năng giáo dục của đạo đức

Đạo đức giúp những quan điểm, quy tắc và chuẩn mực đạo đức được hình thành thông qua hoạt động giáo dục. Từ đó, con người có thể rút ra cho mình ý thức hành vi của bản thân và đánh giá các hiện tượng khác trong xã hội một cách phù hợp với chuẩn mực đó.

Chức năng điều chỉnh hành vi của đạo đức

Chức năng điều chỉnh hành vi này là chức năng giữ vai trò quan trọng nhất. Bên cạnh những phương thức điều chỉnh như pháp luật, tập quán, phong tục…thì đạo đức có tính mềm dẻo hơn. Việc điều chỉnh hành vi được thể hiện thông qua hai phương thức là:

- Bằng những sức mạnh của xã hội để khuyến khích mỗi cá nhân thực hiện những hành động tốt đẹp. Điều này được biểu hiện rõ nhất thông qua du luận, định kiến xã hội, sự phê phán và lên án của toàn xã hội.

- Chính bản thân mỗi con người xây dựng được tính tự giác và có ý thức trong việc điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với các chuẩn mực đạo đức thông qua hoạt động giáo dục.

Chức năng nhận thức của đạo đức

- Nhận thức là việc đánh giá và tiếp thu những quy tắc đạo đức, chuẩn mực đạo đức trong xã hội.

- Tự nhận thức là khi con người tự so sánh hành vi của bản thân mình với những quy tắc đạo đức, chuẩn mực chung của đạo đức đã tiếp thu đó. 

- Từ đó, con người có thể phân biệt được cái đúng, sai của mình và của người khác để thay đổi, giúp cho toàn xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

3. Chuẩn mực đạo đức và pháp luật

Từ việc tìm hiểu đạo đức là gì, liên hệ đến khoa học pháp lý, chúng ta có thể hiểu về những chuẩn mực đạo đức thường được đề cập trong các văn bản do cơ quan nhà nước ban hành khi đưa ra những nguyên tắc, đạo đức nghề nghiệp.

Khái niệm chuẩn mực đạo đức

Theo Mác và Ăngghen thì chuẩn mực đạo đức được định nghĩa như sau: “Chuẩn mực đạo đức là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi đối với hành vi xã hội của con người, trong đó xác lập về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ.

Và vì cho tới nay xã hội đã vận động trong những sự đối lập giai cấp, cho nên đạo đức cũng luôn luôn là đạo đức của giai cấp: hoặc là nó biện hộ cho sự thống trị và lợi ích của giai cấp thống trị, hoặc là, khi giai cấp bị trị đã trở nên khá mạnh thì nó tiêu biểu cho sự nổi dậy chống lại sự thống trị nói trên và tiêu biểu cho lợi ích tương lai của những người bị áp bức”.

Mối quan hệ đối với pháp luật

- Trong quá trình lập pháp, đạo đức luôn là một trong những cơ sở để cơ quan lập pháp có thể xây dựng những quy định pháp luật có thể được xã hội chấp nhận và đưa vào thi hành được.

- Bên cạnh việc lấy pháp luật để điều chỉnh hành vi của con người thì đạo đức cũng là một trọng những giá trị giúp con người có thể thực hiện được mục đích tương tự như pháp luật hướng đến.

4. Câu hỏi thường gặp

Các hình thức biểu hiện của chuẩn mực đạo đức?

Thông thường, chuẩn mực xã hội được biểu hiện dưới hai hình thức: Chuẩn mực xã hội thành văn và chuẩn mực xã hội không thành văn.

Mối quan hệ giữa chuẩn mực đạo đức và pháp luật

chuẩn mực đạo đức là nền tảng tinh thần để thực hiện các quy định của pháp luật. Trong nhiều trường hợp, các cá nhân trong xã hội thực hiện một hành vi pháp luật hợp pháp không phải vì họ hiểu các quy định của pháp luật, mà hoàn toàn xuất phát từ các quy tắc đạo đức. Nhiều quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của chuẩn mực đạo đức được nhà nước sử dụng và nâng lên thành quy phạm pháp luật. Mặt khác, khi xây dựng, ban hành pháp luật, nhà nước không thể không tính tới các giá trị đạo lý truyền thống, các quy tắc nhân văn thể hiện trong chuẩn mực đạo đức. Chẳng hạn, đối với “Tội không tố giác tội phạm” (Điều 390 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017), nếu tội phạm đó không phải là các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này thì nhà nước không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội; vì về mặt đạo đức và tâm lý, không ai muốn người thân của mình dính lýu vào vòng tù tội.

Những điển khac nhau cơ bản của chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực xã hội

 Hình thức thể hiện của đạo đức đa dạng hơn hình thức thể hiện của pháp luật. Đạo đức thể hiện qua các hình thức bất hành văn còn pháp luật có những quy phạm rõ rang được quy định trong các bộ luật.

  Đạo đức có nguồn gốc và giá trị lâu dài khi con người ý thức được hành vi của mình là sai thì họ có thể tự mình đều chỉnh hành vi đó. Còn pháp luật là cưỡng chế dù muốn hay không thì các chủ thể không được lạm những gì trái với các quy định của pháp luật. Pháp luật được thực hiện một cách nghiêm chỉnh thông qua các cơ quan nhà nước còn đạo đức được thực hiện qua “ Tòa án lương tâm”.

Khái niệm chuẩn mực đạo đức là gì?

Chuẩn mực đạo đức là tổng hợp các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với mỗi cá nhân hay nhóm xã hội, trong đó xác định ít nhiều sự chính xác về tính chất, mức độ, phạm vi, giới hạn của cái có thể, cái được phép, cái không được phép hay cái bắt buộc phải thực hiện trong hành vi xã hội của mỗi người, nhằm đảm bảo sự ổn định, giữ gìn trật tự, kỉ cương của xã hội. Trong cuộc sống xã hội thường ngày, con người (các cá nhân và nhóm xã hội) thường xuyên thực hiện các hành vi xã hội nào đó nhằm đạt được hoặc thỏa mãn những nhu cầu, lợi ích nhất định.

Trên đây là những kiến thức tổng hợp của Công ty luật ACC về đạo đức là gì. Có thể thấy được vai trò của đạo đức trong xã hội nói chung và trong việc xây dựng và thực thi pháp luật nói riêng. Nếu xã hội loài người ngày càng coi trọng và hiện thực hóa những quy tắc, chuẩn mực đạo đức này thì chắc chắn xã hội chúng ta sẽ ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1127 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo