Công tác pháp chế là gì? [Quy định mới nhất 2024]

Trong một doanh nghiệp, người làm pháp chế đóng vai trò như thế nào? Bài viết dưới đây của ACC sẽ giúp các bạn trả lời những vướng mắc liên quan đến công tác pháp chế là gì cũng như làm rõ các thông tin về vị trí và vai trò của công tác pháp chế. công tác pháp chế là gì

Công tác pháp chế là gì?

1. Công tác pháp chế là gì?

Công tác pháp chế được hiểu là hoạt động của cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân thực hiện một hoặc nhiều công việc cụ thể nhằm thực thi pháp luật. Công tác pháp chế có vị trí, vai trò, chức năng vô cùng quan trọng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật. Như vậy, pháp chế, công tác pháp chế có vị trí, vai trò, chức năng vô cùng quan trọng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật. Nghị định 55/2011/CP-NĐ đã quy định rõ chức năng cũng như quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế từ trung ương đến địa phương. Trong đó quy định rõ, ở cấp tỉnh, căn cứ vào nhu cầu công tác pháp chế, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định việc thành lập phòng pháp chế hoặc quyết định việc bố trí công chức pháp chế chuyên trách ở các cơ quan chuyên môn theo đặc thù riêng của từng địa phương và ở các cơ quan chuyên môn theo quy định. Bên cạnh đó, nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luật về công tác thi hành, hoàn thiện tổ chức công tác pháp chế, bạn đọc có thể tìm đọc tại: Công tác pháp chế 

2. Hoạt động các tổ chức pháp chế

  • Thứ nhất, công tác xây dựng văn bản
  • Thứ hai, công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
  • Thứ ba, công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật:
  • Thứ tư, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
  • Thứ năm, công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
  • Thứ sáu, công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính
  • Thứ bảy, Công tác tham mưu các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng
  • Thứ tám, Công tác bồi thường nhà nước
  • Thứ chín, công tác đánh giá tác động thủ tục hành chính

3. Vai trò của nhân viên pháp chế trong doanh nghiệp

Công tác pháp chế là điều mà mọi doanh nghiệp phải tuân thủ, thực thi. Theo đánh giá, các cán bộ pháp chế đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Dưới đây là các vai trò của nhân viên pháp chế trong doanh nghiệp:

3.1. Xây dựng, tạo ra các pháp chế cho nội bộ doanh nghiệp

Người làm công tác pháp chế doanh nghiệp là những người có chức năng xây dựng các Quy chế quản lý nội bộ trong doanh nghiệp bao gồm việc trực tiếp soạn thảo xây dựng các văn bản, quy chế nội bộ. Bên cạnh đó, người làm pháp chế doanh nghiệp tham gia đóng góp ý kiến, thẩm định ở góc độ pháp lý các văn bản, trong trường hợp Chủ sở hữu công ty, Lãnh đạo công ty đã xây dựng dự thảo và giao Bộ phận pháp chế đóng góp ý kiến.

3.2. Kiểm soát hoạt động pháp chế trong tổ chức

Người làm công tác pháp chế đóng góp những vai trò lớn như: -Giám sát, kiểm soát  hoạt động của những bộ phận trong Doanh nghiệp, đảm bảo  hoạt động tuân thủ các Quy định nội bộ -Có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp -Bên cạnh đó, tham gia tố tụng hoặc tham mưu với tư cách người đại diện theo ủy quyền của Chủ tịch công ty Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp -Người làm công tác pháp chế có vai trò đề xuất ý kiến về pháp lý và thẩm định dự thảo các hợp đồng do các bộ phận khác của doanh nghiệp soạn thảo. -Tư vấn pháp luật đối với các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. - Đưa ra ý kiến về mặt pháp lý đối với các quyết định của tổ chức, quản lý của doanh nghiệp cũng như đánh giá các rủi ro môi trường đầu tư, kinh doanh đối với các dự án đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài

4. Những câu hỏi thường gặp.

Pháp chế doanh nghiệp là ai?

Chuyên viên Pháp chế là người làm công tác pháp lý tại các Doanh nghiệp/Tổ chức. Công tác pháp lý này bao gồm:
  • Tư vấn pháp lý và hướng dẫn các vấn đề liên quan (cố vấn pháp lý);
  • Xem xét và soạn thảo tất cả các văn bản pháp lý, văn bản quản trị nội bộ, mà cá nhân tôi thường gọi chung là Hệ thống tài liệu pháp chế;
  • Quản lý rủi ro pháp lý mà tổ chức phải đối mặt;
  • Tiến hành các cuộc đàm phán thay mặt cho tổ chức;
  • Giúp kiểm soát và đảm bảo sự tuân thủ của một tổ chức.

Người làm công tác pháp chế là gì?

Người làm công tác pháp chế bao gồm: 1. Công chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 2. Cán bộ pháp chế được điều động, tuyển dụng vào tổ chức pháp chế ở các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân. 3. Viên chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập. 4. Nhân viên pháp chế được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng lao động vào tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước.

Luật sư là ai?

Luật sư là người hành nghề Luật sư, có Chứng chỉ hành nghề Luật sư và  thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Một luật sư được cấp phép hành nghề luật sư và có nghĩa vụ tuân thủ luật pháp, đồng thời bảo vệ quyền lợi cho thân chủ của họ. Một số nhiệm vụ thường liên quan đến luật sư bao gồm:
  • Tư vấn pháp luật,
  • Nghiên cứu và thu thập thông tin hoặc bằng chứng pháp lý,
  • Soạn thảo các văn bản pháp lý liên quan đến ly hôn, di chúc, hợp đồng và giao dịch bất động sản, …
  • Bào chữa hoặc Bảo vệ thân chủ trước Tòa;
  • Tham gia hòa giải, thương lượng, đàm phán theo yêu cầu vụ việc và nhận thù lao.

 Quy định chung về pháp chế?

Theo nghĩa này, người ta có thể phân biệt pháp luật và pháp chế một cách rõ ràng bởi pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập một trât tự xã hội nhất định, còn pháp chế là tình trạng xã hội khi pháp luật được các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân tôn trọng và thực hiện một cách nghiêm chỉnh, cũng do đó có thể nói đến đời sống pháp chế, tình trạng pháp chế của một nước. Toàn bộ hệ thống pháp luật và đời sống thực tiễn của pháp luật. Theo nghĩa này pháp chế bao gồm hệ thống pháp luật và việc thực hiện pháp luật trorg cuộc sống. Như vậy, bài viết trên đây với tựa đề công tác pháp chế là gì của ACC đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ các thông tin về công tác pháp chế là gì và những thông tin liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như có bất cứ điều gì thắc mắc hay quan tâm đến công tác pháp chế là gì, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

✅ Kiến thức: Công tác pháp chế
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (471 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo