Pháp luật về thanh toán và các công cụ chuyển nhượng

Nghiên cứu về pháp luật ngân hàng chắc chắn quý bạn đọc sẽ gặp phải thuật ngữ "thanh toán" và các công cụ chuyển nhượng. Vậy Pháp luật quy định như thế nào về thanh toán và các công cụ chuyển nhượng. Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

cong-cu-chuyen-nhuongCông cụ chuyển nhượng

1. Giới thiệu về công cụ chuyển nhượng

Thuật ngữ "phương tiện thanh toán" và "các công cụ chuyển nhượng" là các thuật ngữ thường được nghe thấy trong lĩnh vực ngân hàng. Các thuật ngữ nay còn được pháp luật quy định cụ thể qua các điều khoản, văn bản pháp luật. Như vậy thì công cụ chuyển nhượng là gì? Công cụ chuyển nhượng bao gồm những gì? Quy định của pháp luật về công cụ chuyển nhượng. Để tìm hiểu hơn về công cụ chuyển nhượng các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về công cụ chuyển nhượng nhé.

2. Căn cứ pháp lý liên quan

  • Luật Ngân hàng nhà nước năm 2010
  • Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt
  • Nghị định 80/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt
  • Thông tư 19/2016/TT-NHNN Quy định về hoạt động thẻ ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
  • Thông tư 17/2021/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 19/2016/TT-NHNN về hoạt động thẻ ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

3. Phương tiện thanh toán là gì?

Căn cứ theo Văn bản hợp nhất 10/VBHN-NHNN năm 2019 hợp nhất Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành tại Khoản 6 Điều 4 về phương tiện thanh toán được quy định như sau:

  • Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

4. Các công cụ chuyển nhượng

Theo Luật các công cụ chuyển nhượng 2005 thì công cụ chuyển nhượng được quy định là:

  • Công cụ chuyển nhượng quy định trong Luật này gồm hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác, trừ công cụ nợ dài hạn được tổ chức phát hành nhằm huy động vốn trên thị trường.
  • Công cụ chuyển nhượng là giấy tờ có giá ghi nhận lệnh thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định vào một thời điểm nhất định.

5. Thanh toán công cụ chuyển nhượng

Về việc thanh toán công cụ chuyển nhượng được thực hiện như sau:

  • Thứ nhất, khi đã nhận được thông báo về việc công cụ chuyển nhượng bị mất thì người phát hành và người bị ký phát không được thanh toán công cụ chuyển nhượng đó. Trường hợp công cụ chuyển nhượng mất đã bị lợi dụng thanh toán trước khi người bị ký phát, người phát hành nhận được thông báo về việc công cụ chuyển nhượng bị mất thì người này được miễn trách nhiệm nếu đã thực hiện đúng việc kiểm tra, kiểm soát của mình và thanh toán công cụ chuyển nhượng theo đúng quy định. Người bị ký phát, người phát hành có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người thụ hưởng (là người sở hữu công cụ chuyển nhượng) nếu thanh toán sau khi đã nhận được thông báo về việc công cụ chuyển nhượng bị mất.
  • Thứ hai, thời hạn thanh toán, thời hạn gửi thông báo truy đòi và thời hiệu khởi kiện khi có tranh chấp về quan hệ công cụ chuyển nhượng được tính cả ngày nghỉ lễ và ngày nghỉ cuối tuần; nếu ngày cuối cùng của thời hạn trùng vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ cuối tuần thì ngày cuối cùng của thời hạn là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày nghỉ lễ hoặc ngày nghỉ cuối tuần đó.
  • Thứ ba, “khi trên công cụ chuyển nhượng có chữ ký giả mạo hoặc chữ ký của người không được ủy quyền thì chữ ký đó không có giá trị; chữ ký của người có liên quan khác trên công cụ chuyển nhượng vẫn có giá trị” (Điều 12).

6. Kết luận công cụ chuyển nhượng

Trên đây là một số nội dung tư vấn cơ bản của chúng tôi về công cụ chuyển nhượng và như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến công cụ chuyển nhượng. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về công cụ chuyển nhượng đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về công cụ chuyển nhượng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (354 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo