Cơ sở sản xuất kinh doanh là gì? (cập nhật 2024)

Cơ sở sản xuất, kinh doanh là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh. Một cơ sở kinh doanh là một tổng thể các nhân tố hữu hình và vô hình thuộc sở hữu của nhà kinh doanh đem vào để kinh doanh. Bài viết này sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc về cơ sở sản xuất kinh doanh là gì? (Cập nhật 2022). 

Cơ Sở Sx Kd

Cơ sở sản xuất kinh doanh là gì? (cập nhật 2022)

1. Cơ sở sản xuất kinh doanh là gì? 

Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015.

Cơ sở sản xuất, kinh doanh là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh.

2. Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể

Đặc điểm về cơ sở SXKD cá thể:

Số lượng cơ sở SXKD cá thể tăng thấp nhất trong các kỳ Tổng điều tra

Năm 2020 cả nước có hơn 5,2 triệu cơ sở SXKD cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng 5,9% (tăng 290,5 nghìn cơ sở) so với năm 2016. Đây là mức tăng thấp nhất qua các kỳ Tổng điều tra (năm 2016 tăng 15,9% so với năm 2011; năm 2011 tăng 23,7% so với năm 2006). Bình quân mỗi năm tăng 1,4% trong giai đoạn 2016-2020, thấp hơn mức tăng bình quân 3,0%/năm trong giai đoạn 2011-2016 và 4,4%/năm trong giai đoạn 2006-2011.

Số lượng cơ sở SXKD cá thể của các ngành kinh tế đều tăng so với năm 2016, riêng ngành công nghiệp giảm

Số cơ sở ngành xây dựng tăng 19,9% (tăng 15,8 nghìn cơ sở); ngành thương mại tăng 4,7% (tăng 106,8 nghìn cơ sở); ngành dịch vụ khác tăng 12,8% (tăng 193,0 nghìn cơ sở); và ngành vận tải, kho bãi tăng 10,4% (tăng 25,1 nghìn cơ sở) so với năm 2016. Số lượng cơ sở cá thể ngành công nghiệp giảm 6,1% (50,2 nghìn cơ sở).

Bình quân mỗi năm giai đoạn 2016-2020 của các cơ sở cá thể ngành xây dựng tăng 5,5%, ngành dịch vụ khác tăng 3,5%, ngành vận tải tăng 2,0%, ngành thương mại tăng 1,6%, trong khi ngành công nghiệp giảm 1,2%.

Số lượng cơ sở SXKD cá thể chưa có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (ĐKKD) vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn

Các cơ sở chưa có giấy chứng nhận ĐKKD chiếm 65,5%, giảm nhẹ so với kết quả điều tra kinh tế kỳ trước (65,7%). Tỷ trọng các cơ sở đã có giấy chứng nhận ĐKKD chiếm 20,8%, các cơ sở khác là các cơ sở đã đăng ký nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận ĐKKD và không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của nhà nước (chiếm 13,7%).

Các cơ sở SXKD cá thể chủ yếu là các cửa hàng trên đường phố, ngõ, xóm và thuộc sở hữu của chủ cơ sở

Năm 2020, cơ sở SXKD cá thể thuộc sở hữu của chủ cơ sở là 70,6% tổng số cơ sở SXKD cá thể, còn lại 29,4% cơ sở SXKD cá thể chủ cơ sở đi thuê. Có 73,1% cơ sở SXKD cá thể là các cửa hàng trên đường phố, ngõ, xóm,…; số cơ sở kinh doanh tại chợ kiên cố là 15,5%; tại các địa điểm cố định khác và cơ sở kinh doanh không có địa điểm cố định là 11,2%. Số cơ sở kinh doanh trong các siêu thị, trung tâm thương mại chiếm tỷ trọng rất nhỏ với 0,2% và phân bố chủ yếu (85,5%) ở khu vực thành thị.

Lao động bình quân một cơ sở SXKD cá thể năm 2020 thấp hơn năm 2016, chỉ có 1,67 người/cơ sở

Các cơ sở SXKD có địa điểm hoạt động ổn định dưới 2 lao động chiếm tới 57,8% và từ 2-5 lao động chiếm 40,4%; các cơ sở trên 5 lao động chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ (1,8%).

Lao động bình quân trong một cơ sở SXKD cá thể năm 2020 là 1,67 người, thấp hơn mức 1,68 người của năm 2016. Lao động bình quân 1 cơ sở ở hầu hết các ngành công nghiệp - xây dựng đều giảm. Cụ thể, ngành công nghiệp là 1,9 người (năm 2016 là 2,0 người); ngành xây dựng là 5,9 người (năm 2016 là 6,1 người); Lao động bình quân 1 cơ sở trong các ngành thương mại - dịch vụ ít biến động và tăng nhẹ so với năm 2016. Trong đó, ngành thương mại là 1,5 người/cơ sở, không thay đổi so với năm 2016; ngành vận tải, kho bãi là 1,2 người/cơ sở, giảm 0,1 người/cơ sở; các ngành dịch vụ khác là 1,7 người/cơ sở, tăng nhẹ so với năm 2016 (năm 2016 là 1,6 người/cơ sở).

Lao động của các cơ sở SXKD cá thể

Lao động của các cơ sở SXKD cá thể tiếp tục tăng qua các kỳ Tổng điều tra, tuy nhiên tốc độ tăng có xu hướng ngày càng chậm

Năm 2020, cả nước có gần 8,7 triệu lao động hoạt động trong các cơ sở SXKD cá thể, tăng 5,2% (tăng 431,9 nghìn người) so với năm 2016, thấp hơn nhiều so với mức tăng qua các kỳ Tổng điều tra trước (năm 2016 tăng 9,3% so với năm 2011 và năm 2011 tăng 19,8% so với năm 2006). Bình quân trong giai đoạn 2016-2020 mỗi năm tăng 1,3%, thấp hơn mức tăng 1,8%/năm trong giai đoạn 2011-2016 và mức tăng 5,6% của giai đoạn 2006-2011.

Lao động của các cơ sở SXKD cá thể tập trung nhiều chủ yếu tại khu vực Dịch vụ

Lao động làm việc trong khu vực Dịch vụ gần 6,7 triệu người, chiếm 76,5% tổng số lao động trong các cơ sở SXKD cá thể, tăng 2,6 điểm phần trăm so với năm 2016. Trong đó, lao động trong ngành thương mại chiếm tỷ trọng lớn nhất 40,2% (giảm 0,4 điểm phần trăm so với năm 2016) tiếp đến là ngành dịch vụ khác chiếm 36,2% (tăng 3,0 điểm phần trăm so với năm 2016).

Khu vực Công nghiệp - Xây dựng thu hút hơn 2,0 triệu lao động. Trong đó, lao động trong ngành xây dựng có tỷ trọng nhỏ nhất chiếm 6,5% tổng số lao động (tăng 0,6 điểm phần trăm so với năm 2016), ngành công nghiệp chiếm 17,0% (giảm 3,3 điểm phần trăm so với năm 2016).

Người đứng đầu cơ sở SXKD cá thể chủ yếu là lao động phổ thông hoặc có trình độ đào tạo thấp

Đối với các cơ sở cá thể có địa điểm hoạt động ổn định, tỷ lệ người đứng đầu chưa qua đào tạo chiếm tới 53,0%; đào tạo dưới 3 tháng chiếm 11,0%; trình độ sơ cấp chiếm 11,9%; trình độ trung cấp chiếm 8%; trình độ cao đẳng chiếm 4,5%; tỷ lệ người đứng đầu có trình độ từ đại học trở lên chiếm 6,7%; trình độ khác là 4,9%.

3. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

Là khái niệm dùng để chỉ các doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực, tư liệu sản xuất cùng với việc ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường.

Các doanh nghiệp sản xuất sẽ thực hiện các hoạt động sản xuất sản phẩm để phân phối sản phẩm và cuối cùng là đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Có thể chứng minh rằng các doanh nghiệp sản xuất có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường.

Các doanh nghiệp sản xuất sẽ tiến hành các hoạt động sản xuất sản phẩm sau khi phân phối sản phẩm và cuối cùng là cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng.

Ví dụ:

Các doanh nghiệp Kinh doanh sản xuất Ô tô sẽ ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong sản xuất, lắp ráp để cho ra đời những chiếc ô tô đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Hãng xe Honda với những mẫu xe ăn khách nhất thị trường xe hơi Việt Nam. VinFast với dòng sản phẩm ô tô LUX SA2.0, LUX A2.0 và VinFast Fadil. Các doanh nghiệp sản xuất túi xách với nhiều thương hiệu khác nhau, từ túi giá rẻ như Coach, Charles & Keith, Styluk,… đến các mặt hàng cao cấp. chẳng hạn như Hermes, Louis Vuitton, Leiber Precious Rose …

4. Một số câu hỏi thường gặp

Cơ sở sản xuất kinh doanh tiếng Anh là gì?

Cơ sở sản xuất kinh doanh tiếng Anh là: Manufacture factory.

Nên thành lập công ty hay cơ sở sản xuất kinh doanh?

Nếu bạn muốn mở rộng kinh doanh thì việc thành lập công ty là việc làm sớm muộn, vì hộ kinh doanh cá thể có nhiều nhược điểm cả về thuế má lẫn cách tổ chức và kế toán, thậm chí khi người ta muốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh của bạn cũng khó vì không có tư cách pháp nhân chịu trách nhiệm.

Nếu bạn đang hoạt động trơn chu với quy mô nhỏ và không cần thiết về vấn đề mở rộng kinh doanh thì bạn có thể giữ nguyên loại hình hộ kinh doanh cá thể cũng được, nhưng bạn nên nghĩ tới một ngày nào đó chuyên nghiệp hóa, mở rộng quy mô kinh doanh thì nên thành lập doanh nghiệp, có thể là thành lập công ty cổ phần thì thích hợp nhất. 

Sản xuất tại nhà, nên thành lập doanh nghiệp hay hộ kinh doanh?

Việc chọn loại hình hộ kinh doanh hay doanh nghiệp để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu, khả năng và định hướng phát triển...

Trên đây là toàn bộ nội dung về Cơ sở sản xuất kinh doanh là gì? (cập nhật 2022) mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ mà bạn cần.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (703 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo