Tiêu chuẩn để được cấp giấy chứng nhận thực phẩm Organic

Hiện nay, người dân chúng ta có xu hướng ăn các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên. Khái niệm canh tác hữu cơ, sản phẩm được chứng nhận hữu cơ ngày càng được người tiêu dùng lựa chọn. Đặc biệt, những sản phẩm được chứng nhận USDA càng được sự đón nhận của người tiêu dùng. Vậy chứng nhận USDA là gì mà được tín nhiệm như vậy? Cùng ACCi tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé!

Chung Chi Huu Co Trieu Phong Vi En 1

Tiêu chuẩn để được cấp giấy chứng nhận thực phẩm Organic

1. Thực phẩm hữu cơ là gì?

Thực phẩm hữu cơ – Organic là sản phẩm, thực phẩm, nông sản trong quá trình trồng trọt, chăn nuôi hoàn toàn không sứ dụng thuốc trừ sâu hóa học, phân bón hóa học (đối với sản phẩm trồng trọt). Hoặc hoàn toàn không sử dụng thuốc kháng sinh, thức ăn công nghiệp (đối với sản phẩm chăn nuôi).

2. Chứng nhận thực phẩm hữu cơ là gì?

Chứng nhận thực phẩm hữu cơ là một loại chứng nhận được cấp cho sản phẩm với mục đích khẳng định sản phẩm đó là sản phẩm hữu cơ. Tuy nhiên, tùy vào thành phần có trong sản phẩm mà người ta có thể xác định được bao nhiêu lượng % là hữu cơ. Từ đó, sẽ được cấp loại chứng nhận tương ứng.

Đây là chứng nhận được thiết lập nhằm kiểm chứng hoàn hảo độ an toàn và độ sạch của thực phẩm hay mỹ phẩm. Trong mỗi tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ (USDA, EU Organic,…) đều sẽ có yêu cầu riêng và nghiêm ngặt từ những thành phần và các yếu tố từ nhỏ nhất, chẳng hạn như: nước, giống thực phẩm, vùng đệm, vật liệu hay độ đa dạng sinh học,…

3. Các loại chứng nhận hữu cơ phổ biến trên thế giới

3.1. Chứng nhận hữu cơ USDA của Mỹ

Đây là chứng nhận thực phẩm hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, Ủy ban Hữu cơ Quốc gia (USDA). Đây cũng là chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ được kiểm định nghiêm ngặt nhất và là tiêu chuẩn sản phẩm hữu cơ một cách thực sự. Chứng nhận này chỉ dành cho những sản phẩm có chứa từ 95% thành phần hữu cơ. Và khi đó, sản phẩm sẽ được công nhận và sử dụng logo USDA uy tín lên tem nhãn.

3.2. Chứng nhận hữu cơ NSF của viện tiêu chuẩn quốc gia Mỹ

Xuất hiện ngay sau USDA, NSF là một trong những tiêu chuẩn hàng đầy với mức độ uy tín cao, dành cho nhà sản xuất các dòng mỹ phẩm và sản phẩm thuộc diện chăm sóc cá nhân hữu cơ.  Để dành được tiêu chuẩn của NSF, thực phẩm cần phải có từ 70% thành phần (trừ nước) là thành phần. NSF cho phép nhà sản xuất có thể sử dụng các thành phần hóa học trong sản phẩm cũng như quá trình sản xuất, nhưng chỉ được sử dụng các chất được cho phép và đúng với hàm lượng được quy định an toàn.

3.3. Chứng nhận hữu cơ Soil Association của Anh

Sản phẩm với 95% thành phần hữu cơ cũng sẽ được chứng nhận hữu cơ này. Điểm nhận diện của những sản phẩm được chứng nhận chứng chỉ này chính là “made with organic X” (nghĩa là làm từ hữu cơ X) và dĩ nhiên phải chứa tối thiểu là 70% thành phần hữu cơ.

Các sản phẩm có chứa từ 70% – 95% thành phần hữu cơ cũng sẽ được chứng nhận bằng chính biểu tượng của tổ chức này. Tuy nhiên, trên nhãn dán cần phải ghi rõ các thành phần nguyên liệu hữu cơ đã sử dụng và không có chứa chữ ” Organic” trên nhãn. Tổ chức này tuyệt đối sẽ không chứng nhận cho các sản phẩm có chứa dưới 70% thành phần hữu cơ.

3.4. Chứng nhận Organic Food Chain OFC của Úc

Đây là chứng nhận đã được công nhận bởi chính phủ Úc với đầy đủ các tiêu chuẩn khắt khe nhất về sản xuất hữu cơ và cả nông nghiệp sinh học sạch. Những sản phẩm muốn được dán tem chứng nhận OFC cần phải đáp ứng các tiêu chí

  • Ít nhất 95% thành phần của sản phẩm phải là hữu cơ
  • Các thành phần còn lại đều phải có nguồn gốc từ thực vật và đạt đúng tiêu chuẩn, quy trình sản xuất sinh học sạch.

3.5. Chứng nhận hữu cơ ACO của chính phủ Úc

Những sản phẩm hữu cơ được chứng nhận theo đúng ACO phải chứa từ 95% thành phần hữu cơ và 5% thành phần còn lại đều là thành phần được sản xuất tự nhiên. Nếu có sử dụng các chất bảo quản hay phụ gia thì đều phải nằm trong mức giới hạn cho phép và hoàn toàn không độc hại.

3.6. Chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn Châu Âu EU Organic Farming

Đây là chứng nhận sản phẩm hữu cơ chính thức của châu Âu và được quản lý bởi Ủy ban châu Âu. Trong tiêu chuẩn hữu cơ Châu Âu này sẽ có đưa ra các yêu cầu khắt khe về quy trình sản xuất, quy trình chế biến, các hoạt động kiểm soát và cả quy định sử dụng nhãn dán theo yêu cầu doanh nghiệp phải đáp ứng.

3.7. Chứng nhận hữu cơ JAS của Nhật

Chứng nhận hữu cơ JAS được xem là 1 trong những chứng nhận hàng đầu và uy tín về nông nghiệp hữu cơ tại Nhật Bản. Tiêu chuẩn hữu cơ bao gồm nhiều những quy định về tiêu chí đảm bảo sao cho các sản phẩm và nhãn mác có thể giúp người tiêu dùng chọn lựa thật dễ dàng. Chứng nhận đảm bảo sản phẩm hữu cơ sẽ không sử dụng phân bón hóa học tổng hợp và cả thuốc bảo vệ thực vật tổng hợp. Đồng thời, tăng cường tối đa khả năng tái sử dụng trong nông nghiệp.

4. Chứng nhận thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam

Để có thể nhận được chứng nhận thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam, sản phẩm cần tuân thủ các quy định nghiêm ngặt, đặc biệt là trong canh tác hữu cơ. Hiện nay, có 3 chứng nhận được sử dụng phổ biến tại Việt Nam, đó là:

  • Chứng nhận hữu cơ USDA của bộ nông nghiệp Hoa Kỳ
  • Chứng nhận hữu cơ EU Organic Farming của liên minh châu Âu
  • Chứng nhận hữu cơ JAS của Nhật.

Các tiêu chuẩn hữu cơ trên giống nhau tới gần 95% và phải đảm bảo có bộ tiêu chí kiểm định rất nghiêm ngặt, đảm bảo là thước đo chuẩn mực về các sản phẩm hữu cơ sạch.

Tại Việt Nam, bộ Tiêu chuẩn TCVN 11041:2017 là bộ tiêu chuẩn dành cho việc tổ chức sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi hữu cơ do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chính thức. Đây chính là bộ tiêu chuẩn góp phần đảm bảo chất lượng và cả giá trị của thực phẩm hữu cơ. Đồng thời, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng nhờ vào các sản phẩm sạch chất lượng. Cụ thể là:

  • TCVN 11041-1:2017: Nông nghiệp hữu cơ – Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
  • TCVN 11041-2:2017: Nông nghiệp hữu cơ – Phần 2: Trồng trọt hữu cơ
  • TCVN 11041-3:2017: Nông nghiệp hữu cơ – Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ

5. Lợi ích của trang trại/doanh nghiệp khi đạt chứng nhận hữu cơ

1. Tuân thủ theo phương pháp canh tác hữu cơ được Quốc tế và Bộ Khoa học và Công nghệ thừa  nhận

Nhiều trang trại/doanh nghiệp hiện nay đang trồng trọt, chăn nuôi, chế biến theo phương pháp hữu cơ. Tuy nhiên, hầu hết là theo kinh nghiệm và hiểu biết cá nhân. Khách hàng khi tuân thủ theo tiêu chuẩn hữu cơ, áo dụng theo phương pháp sản xuất hữu cơ của TCVN 11041:2017 sẽ có một chuẩn mực quốc tế được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận để áp dụng vào sản xuất thực phẩm hữu cơ.

2. Tạo ra thế mạnh cạnh tranh trên thị trường thực phẩm hữu cơ

Các sản phẩm hữu cơ khi được bán ra thị trường nếu được gắn nhãn Organic hoặc thực phẩm hữu cơ đây được xem là bằng chứng để chứng nhận sản phẩm của mình đạt chứng nhận hữu cơ. Sẽ tạo ra một thương hiệu sản phẩm hữu cơ và tạo ra thế cạnh tranh cũng như niềm tin của người tiêu dùng và đối tác.

3. Tạo ra cơ hội xuất khẩu thực phẩm hữu cơ

Thực phẩm được chứng nhận hữu cơ sẽ có nhiều cơ hội thâm nhập vào các thị trường quốc tế lớn.

6. Tiêu chuẩn để được cấp giấy chứng nhận thực phẩm Organic

  • Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học
  • Hỗ trợ sức khỏe và an toàn động vật
  • Nuôi trồng trong môi trường mở giúp động vật hoạt động tự nhiên và đúng tập tính
  • Chỉ sử dụng các nguyên vật liệu trong danh mục cho phép
  • Không sử dụng các thành phần biến đổi gen
  • Cơ quan chứng nhận kiểm tra trang trại hàng năm
  • Tách riêng thực phẩm hữu cơ với các thực phẩm không sản xuất theo phương pháp hữu cơ

6.1. Những người đủ điều kiện để đăng ký chứng nhận USDA

  • Nhà sản xuất thương mại của cây trồng hữu cơ hoặc chăn nuôi
  • Bộ xử lý thực phẩm hữu cơ, thức ăn, sợi hoặc dệt may
  • Người xử lý các sản phẩm hữu cơ như người môi giới, nhà đóng gói, nhà bán buôn hoặc nhà phân phối
  • Nhà bán lẻ chuyên về các sản phẩm hữu cơ hoặc thực phẩm hữu cơ
  • Người tiếp thị các sản phẩm hữu cơ
  • Thương hiệu đang phát triển các sản phẩm hữu cơ

6.2. Những điều kiện để được cấp giấy chứng nhận USDA cho sản phẩm

  • Cây trồng hưu cơ: Các yếu tố như chiếu xạ, bùn thải, phân bón tổng hợp phải nằm trong danh mục cho phép và đạt yêu cầu, thuốc trừ sâu bị cấm, sinh vật biến đổi gen không được sử dụng.
  • Vật nuôi hữu cơ: Con dấu USDA đại diện cho sức khỏe và phúc lợi của các loài động vật. Những loại động vật được USDA chứng nhận không sử dụng thức ăn tăng trưởng, không kháng sinh, sử dụng thức ăn hữu cơ 100% và cho động vật hoạt động ngoài trời.
  • Sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ: Những sản phẩm được chứng nhận bởi USDA được xác minh rằng sản phẩm đó có 95% trở lên hàm lượng hữu cơ được xác nhận.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến Tiêu chuẩn để được cấp giấy chứng nhận thực phẩm Organic mà ACC đã chia sẻ đến quý bạn đọc cùng theo dõi. Hy vọng rằng với những thông tin trên, quý bạn đọc có thể áp dụng được trong cuộc sống và công việc. Mọi thông tin thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi; ACC với đội ngũ chuyên viên với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ hỗ trợ quý bạn đọc một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng nhất. Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn. 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (901 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo