So sánh chỉ định thầu rút gọn và chỉ định thầu thông thường

Hiện nay, chỉ định thầu rút gọn là một trong những hình thức lựa chọn nhà thầu phổ biến, thu hút được nhiều sự quan tâm do thủ tục lựa chọn nhà thầu khá đơn giản và thời gian thực hiện ngắn nên nhiều chủ đầu tư mong muốn được áp dụng hình thức này để đẩy nhanh tiến độ của gói thầu và giảm bớt rủi ro cho chủ đầu tư. Vậy chỉ định thầu rút gọn và thông thường khác nhau như thế nào? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Chỉ định Thầu Rút Gọn Và Thông Thường

So sánh chỉ định thầu rút gọn và chỉ định thầu thông thường

1. Chỉ định thầu rút gọn là gì?

Chỉ định thầu rút gọn được hiểu là một hình thức được dùng để lựa chọn nhà thầu được quy định cụ thể trong Luật Đấu thầu 2013, sửa đổi bổ sung 2019. Hình thức này thường được lựa chọn áp dụng do thủ tục lựa chọn nhà thầu đơn giản và thời gian thực hiện ngắn nên nhiều chủ đầu tư mong muốn được áp dụng hình thức này để đẩy nhanh tiến độ của gói thầu hoặc dự án và làm giảm bớt rủi ro cho chủ đầu tư.

Hình thức chỉ định thầu rút gọn được quy định cụ thể tại Điều 3 Thông tư 11/2015/TT-BKHĐT về áp dụng hình thức chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh và các mẫu hồ sơ yêu cầu, bản yêu cầu báo giá, dự thảo hợp đồng. Theo đó, chỉ định thầu rút gọn được áp dụng đối với các gói thầu được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 22 Luật đấu thầu 2013, sửa đổi bổ sung 2019, cụ thể là:

  • Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng;
  • Gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề;
  • Gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách,
  • Gói thầu có giá gói thầu nằm trong hạn mức chỉ định thầu quy định tại Điều 54 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

Nói tóm lại, chỉ định thầu rút gọn chính là hình thức chủ đầu tư lựa chọn một nhà thầu để thực hiện những gói thầu của mình về mua sắm hàng hóa hoặc thực hiện việc thi công trong trường hợp khẩn trương, cấp bách liên quan đến các vấn đề như thiên tai, dịch bệnh, hoặc các gói thầu bí mật của quốc gia, gói thầu khoa học mang tính chất bí mật hoặc gói thầu tư vấn đặc biệt.

2. Các trường hợp áp dụng chỉ định thầu rút gọn

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu 2013, sửa đổi bổ sung 2019 và điểm a khoản 1 Điều 15 Thông tư 58/2016/TT-BTC thì việc chỉ định thầu rút gọn được áp dụng đối với các trường hợp dưới đây:

  • Những gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề.
  • Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng.
  • Những gói thầu cần thực hiện để đảm bảo bí mật nhà nước.
  • Gói thầu mua hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách.

Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 58/2016/TT-BTC, chỉ định thầu rút gọn còn được áp dụng đối với Gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc đề án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên có giá gói thầu không quá 100.000.000 đồng

Căn cứ theo quy định tại Điều 54 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu có quy định về Hạn mức chỉ định thầu như sau:

  • Những gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công: không quá 500 triệu đồng.
  • Gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên: không quá 100 triệu đồng.
  • Các gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công: không quá 1 tỷ đồng.

Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 22 Luật Đấu thầu 2013, sửa đổi bổ sung 2019 quy định về chỉ định thầu thì thời gian thực hiện chỉ định thầu rút gọn kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu của tổ chức đến ngày ký kết hợp đồng không được quá 45 ngày. Trường hợp những gói thầu có quy mô lớn, phức tạp thì thời gian không được quá 90 ngày.

3. Chỉ định thầu rút gọn và thông thường

Về quy trình chỉ định thầu thông thường - quy trình chỉ định thầu rút gọn quý bạn đọc có thể căn cứ theo Điều 55, Điều 56 Nghị định 63/2014/NĐ-CP như sau:

  • Điều 55. Quy trình chỉ định thầu thông thường

1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:
a) Lập hồ sơ yêu cầu:
Việc lập hồ sơ yêu cầu phải căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này. Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm các thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá chỉ định thầu. Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật;
b) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu:
- Hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định này trước khi phê duyệt;
- Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu;
- Nhà thầu được xác định để nhận hồ sơ yêu cầu khi có tư cách hợp lệ theo quy định tại các Điểm a, b, c, d, e và h Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu và có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu.
2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu:
a) Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà thầu đã được xác định;
b) Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu.
3. Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu:
a) Việc đánh giá hồ sơ đề xuất phải được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà thầu đến thương thảo, làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất nhằm chứng minh sự đáp ứng của nhà thầu theo yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, khối lượng, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu;
b) Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Có hồ sơ đề xuất hợp lệ; có năng lực, kinh nghiệm và đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; có giá đề nghị chỉ định thầu không vượt dự toán gói thầu được duyệt.
4. Trình, thẩm định; phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.
5. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:
Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác.

  • Điều 56. Quy trình chỉ định thầu rút gọn

1. Đối với gói thầu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu, trừ gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước:
Chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu xác định và giao cho nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm thực hiện ngay gói thầu. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày giao thầu, các bên phải hoàn thiện thủ tục chỉ định thầu bao gồm: Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu trong đó xác định yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị tương ứng để thương thảo, hoàn thiện hợp đồng. Trên cơ sở kết quả thương thảo hợp đồng, chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu phê duyệt kết quả chỉ định thầu và ký kết hợp đồng với nhà thầu được chỉ định thầu. Việc công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này.
2. Đối với gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 54 của Nghị định này:
a) Bên mời thầu căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc, dự toán được duyệt để chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu được chủ đầu tư xác định có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được, giá trị tương ứng và các nội dung cần thiết khác;
b) Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, bên mời thầu và nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng làm cơ sở để phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng;
c) Ký kết hợp đồng:
Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, biên bản thương thảo hợp đồng và các tài liệu liên quan khác."

Theo đó về vấn đề đăng tải thông tin trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia thì cả hai hình thức chỉ định thầu thông thường - chỉ định thầu rút gọn đều phải đăng tải thông tin, nội dung đăng tải thông tin ở đây chính là "kế hoạch lựa chọn nhà thầu" đã được phê duyệt (phê duyệt việc lựa chọn nhà thầu theo hình thức chỉ định thầu rút gọn, chào hàng cạnh tranh rút gọn).

Về mặt bản chất, thủ tục lựa chọn nhà thầu trong chỉ định thầu rút gọn thường đơn giản và thời gian thực hiện ngắn nên nhiều chủ đầu tư mong muốn được áp dụng hình thức này để đẩy nhanh tiến độ của gói thầu hoặc dự án và làm giảm bớt rủi ro cho chủ đầu tư

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề chỉ định thầu rút gọn và thông thường, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về chỉ định thầu rút gọn và thông thường vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1011 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo