Bao nhiêu tuổi thì được làm lý lịch tư pháp?

Lý lịch tư pháp là một vấn đề được khá nhiều người quan tâm trong đó một số người có thắc mắc về việc độ tuổi khi làm lý lịch tư pháp. Vậy, bao nhiêu tuổi thì được làm lý lịch tư pháp? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Bao Nhiêu Tuổi Thì Làm Lý Lịch Tư Pháp

Bao nhiêu tuổi thì được làm lý lịch tư pháp?

1. Lý lịch tư pháp là gì?

Khoản 1 Điều 2, Luật Lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12 đưa ra định nghĩa rõ ràng về lý lịch tư pháp. Theo đó:

“Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.”

Có 02 loại phiếu lý lịch tư pháp, phân biệt với nhau rõ ràng dựa theo nội dung thể hiện trên phiếu đó, cụ thể:

- Phiếu lý lịch tư pháp số 1 là Phiếu ghi các án tích chưa được xóa và không ghi các án tích đã được xóa; thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp số 1 khi cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu.

- Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là Phiếu ghi đầy đủ các án tích, bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa và thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

2. Đối tượng được cấp lý lịch tư pháp tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 7, Luật lý lịch tư pháp năm 2009, Lý lịch tư pháp Việt Nam được cấp cho các đối tượng sau:

- Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.

- Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.

- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

3. Bao nhiêu tuổi được làm lý lịch tư pháp?

Khoản 1 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009 có quy định về quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp như sau:

- Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.

Như vậy, không quy định độ tuổi bao nhiêu thì mới được yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp. Điều này chứng tỏ công dân Việt Nam không phân biệt độ tuổi đều có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

4. Hồ sơ cần chuẩn bị khi làm lý lịch tư pháp

Để yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp, bạn sẽ cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

- Tờ khai yêu cầu cấp giấy lý lịch tư pháp

- Bản sao chứng minh thư hoặc hộ chiếu

- Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú/tạm trú

- Mẫu giấy ủy quyền làm lý lịch tư pháp có chứng nhận của Ủy ban nhân dân phường/xã nếu là công dân Việt Nam đang sinh sống trong nước hoặc cơ quan ngoại giao, lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài nếu là công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài (trừ trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp) và bản sao chứng minh thư của người được ủy quyền, trong trường hợp cá nhân uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1. Đối với phiếu lý lịch tư pháp số 2, cá nhân không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục.

5. Thủ tục làm lý lịch tư pháp

Có 3 cách làm Lý lịch tư pháp, bao gồm:

- Làm lý lịch tư pháp trực tiếp tại cơ quan cấp Lý lịch tư pháp,

- Làm lý lịch tư pháp online;

- Làm Lý lịch tư pháp qua bưu điện.

Trong phần này, chúng tôi sẽ hướng dẫn thủ tục xin lý lịch tư pháp trực tiếp, tức là trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan cấp lý lịch tư pháp.

Thủ tục cấp lý lịch tư pháp theo cách này bao gồm 3 bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo checklist ở trên. Lưu ý chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định, để tránh phải chuẩn bị lại;

Bước 2: Nộp hồ sơ:

Bạn mang các giấy tờ đã chuẩn bị lên cơ quan cấp lý lịch tư pháp để nộp.

Lưu ý thời gian làm việc của các cơ quan này để tránh phải đi lại nhiều lần. Ví dụ, thời gian làm việc của Sở tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh là thứ 2 đến thứ 6, Sáng 7h30 đến 11h30, Chiều 13h00 đến 17h00, Thứ 7 Sáng 7h30 đến 11h30; thời gian làm việc của Sở tư pháp Hà Nội là sáng từ thứ 2 đến thứ 6, sáng từ 8h00 đến 11h30 và chiều từ 13h00 đến 16h30.

Khi hồ sơ đầy đủ, bạn sẽ đóng phí và nhận được phiếu hẹn kết quả.

Bước 3: Nhận kết quả:

Vào ngày hẹn nêu trong giấy hẹn, bạn đến cơ quan cấp lý lịch tư pháp để nhận kết quả lý lịch tư pháp của mình.

Khi đó, bạn phải đọc kỹ thông tin trong Lý lịch tư pháp, và hỏi ngay cán bộ trả hồ sơ nếu có thông tin chưa khớp.

Trên đây là hướng dẫn làm lý lịch tư pháp trực tiếp tại cơ quan tư pháp. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể xem quy trình:

- Làm lý lịch tư pháp online;

- Làm Lý lịch tư pháp qua bưu điện.

Trên đây là thông tin về quy định về độ tuổi khi làm lý lịch tư pháp, nếu các bạn có thắc mắc liên quan đến lĩnh vực tư pháp, hãy liên hệ với ACC để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1111 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo