Báo cáo tài chính gồm những gì? Cách lập báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính giúp cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Để hiểu thêm báo cáo tài chính gồm những gì? Cách lập báo cáo tài chính, mời quý đọc giả theo dõi bài viết dưới đây của ACC nha!

I. Báo cáo tài chính

1. Báo cáo tài chính là gì
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật kế toán 2015 thì Báo cáo tài chính (BCTC) là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.BCTC áp dụng cho tất cả loại hình doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Doanh nghiệp có nghĩa vụ lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.

Balance Sheet Of A Financial Report With Spectacles..

2. Tổ chức nào cần lập báo cáo tài chính

  • Đối tượng lập BCTC năm:

Hệ thống BCTC năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. BCTC năm phải lập theo dạng đầy đủ.

  • Đối tượng lập BCTC giữa niên độ (BCTC quý và BCTC bán niên) bao gồm:

+ Doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần chi phối, đơn vị có lợi ích công chúng phải lập BCTC giữa niên độ;

+ Các doanh nghiệp khác không thuộc đối tượng nêu trên được khuyến khích lập BCTC giữa niên độ (nhưng không bắt buộc).

BCTC giữa niên độ được lập dưới dạng đầy đủ hoặc tóm lược.

3. Thời gian nộp báo cáo tài chính

Đối với doanh nghiệp nhà nước:

  • Những công ty/doanh nghiệp thuộc nhà nước thì thời hạn nộp BCTC chậm nhất là ngày thứ 30 kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Ví dụ: Kỳ kết toán của năm sẽ bắt đầu từ 01/01 đến 31/12 thì Doanh nghiệp bắt buộc phải nộp BCTC trước ngày 31/01 của năm sau.
  • Những đơn vị có tổng công ty thuộc nhà nước hoặc công ty mẹ thì hạn nộp BCTC chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Ví dụ: Kỳ kế toán bắt đầu vào ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 thì doanh nghiệp phải nộp BCTC là ngày 31/03 của năm sau.

Đối với doanh nghiệp khác:

  • Thời hạn nộp BCTC cho doanh nghiệp tư nhân (DNTN) và Doanh nghiệp hợp danh (DNHD) là ngày thứ 30 kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Ví dụ: Kỳ kết toán của năm sẽ bắt đầu từ 01/01/2021 đến 31/12/2021 thì Doanh nghiệp bắt buộc phải nộp BCTC trước ngày 31/01/2022.
  • Những doanh nghiệp thuộc hình thức còn lại sẽ có thời hạn nộp BCTC chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Ví dụ: Kỳ kế toán bắt đầu vào ngày 01/01/2021 và kết thúc vào ngày 31/12/2021 thì doanh nghiệp phải nộp BCTC là ngày 31/03/2021.

II. Báo cáo tài chính gồm những gì 

Theo thông tư 200, một bộ báo cáo tài chính chi tiết sẽ có 4 nội dung quan trọng:

Bảng cân đối kế toán:

  • Bảng cân đối kế toán tóm tắt và phản ảnh tổng quát tình hình toàn bộ tài sản hiện có và nguồn vốn của tổ chức ở thời điểm nhất định. Nó phản ánh nguồn lực tài chính doanh nghiệp thông qua các số liệu về giá trị tài sản, nguồn vốn tính tới thời điểm lập báo cáo. Những số liệu này giúp chứng minh quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp với tài sản, trách nhiệm pháp lý với nhà nước, nhà đầu tư và cổ đông.
  • Bảng cân đối kế toán sẽ được lập theo chuẩn mực kế toán số 21 quy định về “trình bày báo cáo tài chính”. Bảng báo cáo này nếu lập bởi các tổ chức tài chính như ngân hàng sẽ có quy chuẩn riêng trong cách trình bày. Người mới tìm hiểu cần phân biệt rõ để tránh nhầm lẫn, đặc biệt là khoản tài sản, nợ phải thu, ghi “nợ” và “có”.

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

  • Nội dung trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho phép người đọc biết được doanh thu, chi phí phát sinh, thu nhập ròng, lời hay lỗ trong kỳ. Nó còn phản ánh xu hướng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai ra sao, thông qua phân chia cổ tức. Nếu tỷ lệ lợi nhuận giữ lại cao thay vì chia cho cổ đông có nghĩa tổ chức đang muốn mở rộng, phát triển đầu tư.

Bộ phận kế toán của doanh nghiệp sẽ lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm hai phần quan trọng:

  • Thể hiện lãi lỗ trong kỳ: Doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, khoản giảm giá, chiết khấu thương mại, giá vốn hàng bán, chi phí lưu thông, chi phí quản lý, các khoản trích lục dự phòng,…
  •  Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước: Các khoản thuế đóng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí phát sinh cho hoạt động công đoàn, lệ phí,…

Việc phân tích báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh theo hướng phản ánh biến động tăng giảm từng khoản mục ở thời điểm đầu và cuối năm. Ngoài ra người ta còn phân tích bằng cách so sánh các khoản mục với doanh thu tổng để xác định tỷ lệ kết cấu phù hợp.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

  • Đây là báo cáo thể hiện luồng tiền thu chi trong một khoản thời gian cụ thể. Phương pháp kế toán dồn tích được bộ phận kế toán thường xuyên sử dụng để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ vì: Phương pháp này có tính cả phần doanh thu mà doanh nghiệp dự định nhận nhưng chưa thực nhận, phần chi phí đã phát sinh nhưng chưa thực hiện thanh toán. Điều đó giúp thể hiện chính xác hơn tình hình lưu chuyển tiền tệ của tổ chức.

Thuyết minh báo cáo tài chính:

  • Đây là mục được đính kèm trong báo cáo tình chính và không thể tách rời. Nó dùng để phân tích chi tiết những thông tin, số liệu đã trình bày ở ba báo cáo trên. Bản thuyết minh mang tính tường thuật các thông tin theo quy chuẩn và chuẩn mực kế toán cần được trình bày một cách trung thực.
  • Thuyết minh báo cáo tình chính sẽ thể hiện thông tin và cơ sở lập báo cáo tài chính, các chính sách kế toán được chọn, bổ sung thông tin trọng yếu chưa được nhắc đến,…

III. Cách lập báo cáo tài chính

Dựa theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 về trình bày báo cáo tài chính, doanh nghiệp cần lập báo cáo dựa trên những yêu cầu sau:

  • Báo cáo tài chính phải chính xác, rõ ràng, trung thực với tình hình tài chính và kết quả kinh doanh.
  • Trình bày báo cáo tài chính khách quan.
  • Phản ánh đúng bản chất kinh tế hơn hình thức hợp pháp.
  • Tuân thủ yêu cầu về tính thận trọng
  • Báo cáo tài chính phải đầy đủ trên mọi khía cạnh.

Cần tuân thủ nguyên tắc theo quy định tại điều 102 thông tư 200. Bao gồm các nguyên tắc sau:

  • Nguyên tắc hoạt động liên tục
  • Nguyên tắc nhất quán
  • Nguyên tắc trọng yếu, tập hợp
  • Nguyên tắc bù trừ
  • Nguyên tắc có thể so sánh
  • Nguyên tắc cơ sở dồn tích.

Bước 1: Tập hợp và kiểm tra chứng từ kế toán
Tập hợp các chứng từ kế toán phát sinh trong năm tài chính

Tiến hành kiểm tra đối chiếu với các báo cáo thuế đã kê khai định kỳ đã nộp cho cơ quan thuế.

Bước 2: Thực hiện hạch toán các nghiệp vụ phát sinh

Tiến hành hạch toán, phản ánh chứng từ vào sổ kế toán. Bước hạch toán có thể ghi nhận trên nhiều hình thức khác nhau như trên file excel hoặc các phần mềm kế toán chuyên nghiệp.

Bước 3: Phân loại các nghiệp vụ kế toán theo tháng, quý

Thực hiện các tác phân loại các nghiệp vụ phát sinh theo quý giúp quá trình lập báo cáo tài chính thêm chuẩn xác. Các nghiệp vụ cần được phân loại rõ ràng như chi phí trả trước, chi phí khấu hao, …

Bước 4: Nhóm tài khoản cho các nghiệp vụ phát sinh

Các nhóm tài khoản :

  • Nhóm hàng tồn kho
  • Nhóm công nợ phải trả, phải thu
  • Nhóm các khoản đầu tư
  • Nhóm chi phí trả trước
  • Nhóm tài sản cố định
  • Nhóm doanh thu
  • Nhóm giá vốn
  • Nhóm chi phí quản lý

Bước 5: Thực hiện nghiệp vụ bút toán tổng hợp và kết chuyển

Tiến hành kết chuyển doanh thu, chi phí, các khoản lãi lỗ. Đảm bảo các tài khoản không có số dư cuối kỳ.

Bước 6: Lập báo cáo tài chính

Kế toán truy cập vào phần mềm hỗ trợ kê khai của tổng cục thuế, đăng nhập vào tài khoản của doanh nghiệp. Tiến hành chọn nhập tờ khai báo cáo tài chính để điền thông tin. Sau khi điền thông tin, kế toán xuất file XML để lưu bảng kê khai.

Sau khi hoàn tất hồ sơ, tài liệu báo cáo tài chính, doanh nghiệp có thể nộp báo cáo tài chính trực tuyến qua trang web https://thuedientu.gdt.gov.vn

ACC hy vọng đã hỗ trợ để có thể giúp bạn hiểu thêm về một số vấn đề trong báo cáo tài chính và cách lập báo cáo tài chính theo quy định pháp luật hiện nay. Nếu có gì thắc mắc quý đọc giả vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (317 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo