Hướng dẫn soạn bản mô tả Kiểu dáng công nghiệp

Soạn bản mô tả kiểu dáng công nghiệp là một bước quan trọng trong việc tạo ra bản đăng ký sở hữu trí tuệ. Mô tả không chỉ là cầu nối truyền đạt giữa người sở hữu và cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ mà còn là tấm bảng giới thiệu sự độc đáo và sáng tạo của kiểu dáng. Việc soạn bản mô tả kiểu dáng công nghiệp đòi hỏi sự kết hợp khéo léo giữa chi tiết và sáng tạo, giúp đưa ra hình ảnh chân thực và cuốn hút về sự độc đáo và giá trị của kiểu dáng đó. Hãy cùng tìm hiểu Hướng dẫn soạn bản mô tả Kiểu dáng công nghiệp qua bài viết dưới đây. 

Hướng dẫn soạn bản mô tả Kiểu dáng công nghiệp

Hướng dẫn soạn bản mô tả Kiểu dáng công nghiệp

1. Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp là gì?

Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp là tài liệu bắt buộc phải nộp cùng đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp là văn bản giúp chủ đơn nêu được chi tiết thông tin của kiểu dáng công nghiệp.

Phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp sẽ nêu rõ các đặc điểm tạo dáng cần được bảo hộ, bao gồm các đặc điểm mới, khác biệt với các kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết.

Phần mô tả kiểu dáng công nghiệp sẽ thể hiện đầy đủ tất cả các đặc điểm tạo dáng thể hiện bản chất của kiểu dáng công nghiệp và nêu rõ các đặc điểm tạo dáng mới, khác biệt so với kiểu dáng công nghiệp ít khác biệt nhất đã biết, phù hợp với bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ. Đây cũng là những điều kiện kiện bảo hộ một kiểu dáng công nghiệp.

2. Hướng dẫn soạn bản mô tả Kiểu dáng công nghiệp

Hướng dẫn viết bản mô tả kiểu dáng công ngiệp với bao bì dựng gạo:

Kiểu dáng công nghiệp xin bảo hộ là kiểu dáng của bao gói đựng gạo. Kiểu dáng bao gồm nhiều đặc điểm mới, được thiết kế như sau:

BẢN MÔ TẢ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

1. Tên sản phẩm mang KDCN: Bao gói

2. Phân loại quốc tế KDCN: 09-05

3. Lĩnh vực sử dụng của sản phẩm mang KDCN: Đựng gạo

4. Kiểu dáng công nghiệp ít khác biệt nhất đã biết: Không có

5. Liệt kê ảnh chụp/bản vẽ KDCN:

Ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp:

  • H.1: Ảnh chụp tổng thể kiểu dáng công nghiệp
  • H.2: Ảnh chụp triển khai kiểu dáng công nghiệp

6. Mô tả kiểu dáng công nghiệp:

Kiểu dáng công nghiệp (KDCN) yêu cầu bảo hộ là bao gói đựng gạo như ảnh đính kèm (H.1; H.2).

Nhìn tổng thể, kiểu dáng công nghiệp là bao gói đựng gạo có dạng hình chữ nhật với màu nền chủ đạo là màu đỏ kết hợp với những hình ảnh, hoa văn và các chi tiết trang trí tạo nên sự độc đáo và khác biệt của Kiểu dáng công nghiệp. Các đặc điểm tạo dáng mới của kiểu dáng được thể hiện ở cách bố trí hài hoà các hình ảnh, hoa văn, hoạ tiết trang trí, hình vẽ, màu sắc của KDCN như mô tả dưới đây:

Kiểu dáng công nghiệp bao gói đựng gạo có dạng hình chữ nhật và được thể hiện ở mặt trước, mặt sau, hai mặt bên của kiểu dáng như được mô tả dưới đây.

Mặt trước:

Mặt trước KDCN được chia làm 3 phần từ trên xuống, trong đó phần trên và phần dưới chiếm diện tích nhỏ hơn phần giữa. Phần trên có hình chữ nhật bo tròn 2 cạnh trái và phải, ở giữa có dòng chữ tiếng Thái “ข้าวหอมมะลิคัดพิเศษ” dịch sang tiếng Việt là “Gạo hoa nhài được lựa chọn đặc biệt”. Bên dưới có 3 chữ “A” được viết in hoa, màu trắng, trên nền màu đỏ. Phần giữa là hình chữ nhật có 2 cạnh trên và dưới được vẽ lượn sóng có viền màu trắng; bên trong hình chữ nhật là hình ảnh đền chùa ở Thái Lan, bên trên có chữ tiếng Thái “รับประกันคุณภาพ” dịch sang tiếng Việt là “Đảm bảo chất lượng” màu xanh dương, viền trắng, bên cạnh là chiếc huy hiệu có màu đỏ, ở giữa huy hiệu có vòng tròn màu trắng và số 1. Tiếp đến ở hai cạnh trái và phải có 2 con chim bồ câu màu trắng, bên dưới cùng là hình ảnh phơi thóc và bao gạo, bên cạnh bao gạo có chữ tiếng Thái “ตรานกคู่” dịch sang tiếng Việt là “Thương hiệu đôi chim” có màu xanh dương, viền trắng. Phần bên dưới có hình chữ nhật bo tròn 2 cạnh trái và phải, ở dưới có dòng chữ tiếng Thái “24/1 ถนนประคองพันธ์อ. เมืองจ. มุกดาหาร 49000 โทร. + 66 918653868, + 66 815448502 แฟ็กซ์. 042-614258” dịch sang tiếng Việt là “24/1 Đường Prakhonphan, A.A. Mueang, tỉnh Mukdahan 49000 Điện thoại + 66 918653868, + 66 815448502 Fax. 042-614258” có màu đỏ trên nền màu trắng. Bên dưới hình chữ nhật có chữ tiếng Thái “น้ำหนักสุทธิ 10 ก. ก.”, “ราคา” và “บาท” dịch sang tiếng Việt lần lượt là “Trọng lượng tịnh 10 kg”, “Giá” và “Bath” (Bath là đơn vị tiền tệ chính thức của Thái Lan) có màu trắng, dưới cùng là một đường kẻ màu trắng trên nền màu đỏ.

Mặt sau:

Mặt sau của KDCN có hình dạng, kích thước và các chi tiết căn bản tương tự với mặt trước của KDCN. Điểm khác là ở chỗ phần bên dưới có chữ tiếng Thái “วิธีหุงข้าวตรานตคู่” dịch sang tiếng Việt “Cách nấu cơm chim đôi” có màu trắng. Tiếp đến, bên dưới là hình chữ nhật chia làm 4 ô và thể hiện các hình vẽ hướng dẫn cách nấu cơm chim đôi” có màu trắng. Bên dưới hình chữ nhật có chữ tiếng Thái “น้ำหนักสุทธิ 10 ก. ก.”, “ราคา” và “บาท” dịch sang tiếng Việt lần lượt là “Trọng lượng tịnh 10 kg”, “Giá” và “Bath” (Bath là đơn vị tiền tệ chính thức của Thái Lan) có màu trắng và có một đường kẻ màu trắng. Dưới cùng có chữ “AN”, “hình chữ nhật” và chữ số “211258” có màu trắng trên nền màu đỏ.

Mặt bên phải:

Mặt bên phải của KDCN có dạng hình chữ nhật, ở giữ là hình chữ nhật màu đỏ được bo tròn các cạnh và góc, ở giữa có dòng chữ tiếng Thái “ข้าวหอมมะลิคัดพิเศษ” dịch sang tiếng Việt là “Gạo hoa nhài được lựa chọn đặc biệt” có màu trắng trên nền màu đỏ. Bên trái và bên phải có 2 còn chim bồ câu màu trắng, bên dưới 2 còn chim bồ câu có chữ tiếng Thái “ตรานกคู่” dịch sang tiếng Việt là “Thương hiệu đôi chim” có màu đỏ trên nền màu trắng.

Mặt bên trái:

Mặt bên trái của KDCN tương tự với mặt bên phải của KDCN.

7. Yêu cầu bảo hộ: Người nộp đơn xin yêu cầu bảo hộ các đặc điểm, đường nét, hình khối, chi tiết, cách bố trí như đã mô tả ở Mục 6 nêu trên.

Yêu cầu đối với bản mô tả kiểu dáng công nghiệp

Căn cứ vào Điều 103 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, Điểm 33.5 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 16/2016/TT-BKHCN, có thể thấy yêu cầu của pháp luật đối với Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải có các nội dung sau như sau:

  • Tên kiểu dáng công nghiệp: Tên kiểu dáng công nghiệp là tên của chính sản phẩm sở hữu kiểu dáng công nghiệp, được thể hiện bằng những từ ngữ thông dụng, không có tính chất quảng cáo, không chứa các ký hiệu, chú thích, chỉ dẫn về thương mại.
  • Lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp: Lĩnh vực dùng kiểu dáng công nghiệp là lĩnh vực sử dụng cụ thể của sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp, trong đó nêu rõ mục đích sử dụng của sản phẩm đó.
  • Kiểu dáng công nghiệp tương tự/ ít khác biệt nhất đã biết: Nêu rõ về kiểu dáng công nghiệp ít khác biệt nhất so với kiểu dáng công nghiệp được nêu trong đơn (hai kiểu dáng phải cùng loại sản phẩm), đã được biết tới một cách rộng rãi tại trước ngày nộp đơn hay ngày ưu tiên trong trường hợp được hưởng quyền ưu tiên. Tuy nhiên, phần này khi làm bản mô tả kiểu dáng công nghiệp doanh nghiệp nên để là “Không biết”. Bởi nếu có kiểu dáng tương tự thì có thể không đăng ký dược vì không có tính mới.
  • Liệt kê ảnh chụp hay bản vẽ: Cần liệt kê tất cả, lần lượt các ảnh chụp (ảnh chụp tổng thể, mặt trước, mặt sau, bên phải, bên trái, từ trên xuống, từ dưới lên), hình vẽ, phối cảnh 3 chiều, hình chiếu mặt cắt kiểu dáng của sản phẩm theo thứ tự trong tờ khai.

3. Một số lưu ý cho phần ảnh chụp hay bản vẽ

Người nộp đơn phải nộp 04 bộ ảnh chụp hoặc 04 bộ bản vẽ kiểu dáng công nghiệp. Bộ ảnh chụp, bản vẽ phải thể hiện đầy đủ các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp nhất có thể để giúp người đọc có thể dễ hình dung. Một số lưu ý quan trọng sau đây:

  • Ảnh chụp, bản vẽ phải rõ ràng và sắc nét, bản vẽ phải được thể hiện bằng đường nét liền, nền của ảnh chụp, bản vẽ phải có màu đồng nhất với nhau và cùng tương phản với kiểu dáng công nghiệp.
  • Ảnh chụp, bản vẽ phải thể hiện kiểu dáng công nghiệp theo cùng một tỷ lệ. Kích thước của kiểu dáng công nghiệp trong ảnh chụp, bản vẽ không được nhỏ hơn 90mm x 120mm và không được lớn hơn 190mm x 277mm.
  • Ảnh chụp, bản vẽ phải thể hiện kiểu dáng công nghiệp theo cùng một chiều và lần lượt theo thứ tự: hình phối cảnh (ba chiều) của kiểu dáng công nghiệp, hình chiếu của kiểu dáng công nghiệp từ phía trước, từ phía sau, từ bên phải, từ bên trái, từ trên xuống, từ dưới lên; các hình chiếu phải được thể hiện chính diện.
  • Đối với kiểu dáng công nghiệp có hình chiếu đối xứng thì ảnh chụp, bản vẽ có thể không cần thể hiện thêm các hình chiếu đối xứng, với điều kiện phải nêu rõ điều đó trong phần liệt kê ảnh chụp, bản vẽ thuộc bản mô tả.
  • Đối với kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm có thể khai triển được (ví dụ: hộp đựng, đồ bao gói…), các hình chiếu của kiểu dáng công nghiệp có thể được thay thế bằng ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp ở trạng thái đã khai triển.
  • Tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của kiểu dáng công nghiệp, có thể cần phải có thêm ảnh chụp, bản vẽ phối cảnh từ các góc độ khác, mặt cắt, hình phóng to bộ phận, hình chi tiết rời của sản phẩm,.. đủ để thể hiện rõ các đặc điểm tạo dáng mới, khác biệt của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ.
  • Đối với sản phẩm có các trạng thái sử dụng khác nhau (ví dụ: sản phẩm có nắp hoặc có thể gập lại được), phải có ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm ở các trạng thái khác nhau.
  • Đối với kiểu dáng công nghiệp của bộ phận của sản phẩm hoàn chỉnh, phải có thêm ảnh chụp, bản vẽ minh hoạ vị trí lắp đặt, sử dụng bộ phận trên sản phẩm hoàn chỉnh.
  • Mỗi phương án của kiểu dáng công nghiệp phải có bộ ảnh chụp, bản vẽ thể hiện đầy đủ từng phương án theo quy định.
  • Đối với bộ sản phẩm phải có hình phối cảnh của cả bộ sản phẩm và bộ ảnh chụp, bản vẽ của từng sản phẩm trong bộ đó theo quy định.

4. Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp

Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp

Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp

  • Hình dáng bên ngoài của sản phẩm được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có trình độ trung bình thuộc lĩnh vực tương ứng.
  • Hình dáng bên ngoài do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có hoặc chỉ mang đặc tính kỹ thuật.
  • Hình dáng bên ngoài của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng.
  • Hình dáng bên ngoài chỉ có giá trị thẩm mỹ (không dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp).
  • Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp.
  • Các đối tượng trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo.

5. Câu hỏi thường gặp

Làm thế nào để ánh sáng vào tính chức năng của kiểu dáng trong mô tả?

Liên kết giữa thiết kế và ưu điểm nổi bật, mô tả cụ thể về cách kiểu dáng hỗ trợ và tối ưu hóa chức năng của sản phẩm

Tại sao sử dụng ngôn ngữ mô tả sinh động trong bản mô tả là quan trọng?

Sử dụng ngôn ngữ sống động giúp làm cho mô tả trở nên hấp dẫn và thu hút sự chú ý, tạo ra ấn tượng mạnh mẽ về kiểu dáng.

Mô tả kiểu dáng cần phải tập trung vào điều gì để làm cho sản phẩm nổi bật trên thị trường?

Cần tập trung vào những chi tiết và tính năng độc đáo, những điểm mạnh giúp sản phẩm đứng nổi bật và thu hút sự quan tâm từ khách hàng.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Hướng dẫn soạn bản mô tả Kiểu dáng công nghiệp. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (410 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo