Xác định yếu tố xâm phạm Kiểu dáng Công nghiệp

Xâm phạm kiểu dáng công nghiệp, hay còn được biết đến như việc sao chép, mô phỏng, hoặc sử dụng trái phép kiểu dáng đã được đăng ký, là một vấn đề nghiêm trọng đối với sự đổi mới và sáng tạo trong môi trường kinh doanh ngày nay. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của người sở hữu kiểu dáng gốc mà còn đặt ra những thách thức lớn đối với tính cạnh tranh công bằng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Hãy cùng tìm hiểu Xác định yếu tố xâm phạm Kiểu dáng Công nghiệp qua bài viết dưới đây. 

Xác định yếu tố xâm phạm Kiểu dáng Công nghiệp

Xác định yếu tố xâm phạm Kiểu dáng Công nghiệp

1. Vi phạm kiểu dáng công nghiệp là gì?

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

Còn vi phạm kiểu dáng công nghiệp là hành vi sử dụng những kiểu dáng công nghiệp đã được đăng ký bảo hộ trước đó nhưng không có sự cho phép của chủ sở hữu hoặc sử dụng kiểu dáng công việc giống với kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký trước đó mà vẫn còn trong thời hạn còn hiệu lực của văn bằng bảo hộ.

Nói cách khác, vi phạm kiểu dáng công nghiệp chính là xâm phạm đến quyền đối với kiểu dáng công nghiệp.

2. Xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp

  • Yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp là sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp mà hình dáng bên ngoài không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.
  • Căn cứ để xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp là phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được xác định theo một trong các tài liệu sau:
  • Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.
  • Quyết định chấp nhận bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đăng ký quốc tế.
  • Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.
  • Sản phẩm, bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp có hình dáng bên ngoài bị coi là không khác biệt đáng kể đối với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp bị xem xét, kể cả trường hợp đã được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, có hình dáng bên ngoài là tập hợp các đặc điểm tạo dáng hợp thành một tổng thể là bản sao hoặc về bản chất là bản sao (gần như không thể phân biệt được sự khác biệt) của kiểu dáng công nghiệp của người khác đã được bảo hộ.

+ Sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp bị xem xét có hình dáng bên ngoài là tập hợp các đặc điểm tạo dáng hợp thành một tổng thể là bản sao hoặc về bản chất là bản sao của kiểu dáng công nghiệp của ít nhất một sản phẩm trong bộ sản phẩm được bảo hộ của người khác.

3. Các trường hợp vi phạm Kiểu dáng Công nghiệp

Điều 126 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về các trường hợp bị coi là xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp bao gồm:

  • Sử dụng kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu.
  • Sử dụng kiểu dáng công nghiệp mà không trả tiền đền bù.

4. Cách xử lý vi phạm kiểu dáng công nghiệp 

Cách xử lý vi phạm kiểu dáng công nghiệp 

Cách xử lý vi phạm kiểu dáng công nghiệp 

Sau đây là quy trình xử lý khi phát hiện có vi phạm kiểu dáng công nghiệp

Bước 1: Điều tra xác minh và thu thập thông tin xâm phạm kiểu dáng

Bước này là bước quan trọng để xác định đối tượng xâm phạm kiểu dáng công nghiệp là đối tượng nào? Hình thức xâm phạm như thế nào? Địa chỉ bên xâm phạm ở đâu… từ đó sẽ có phương án xử lý hành vi xâm phạm tốt nhất.

Bước 2: Giám định hành vi xâm phạm tại Viên khoa học sở hữu trí tuệ

Mục đích của việc giám định là để tra cứu, xác định việc bị xâm phạm, đạo nhái từ những người có chuyên môn. Từ đó có cơ sở chắc chắn để buộc tội người vi phạm và chứng cứ để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc

Bước 3: Gửi thư khuyến cáo hành vi xâm đối với bên vi phạm

Trước khi yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nên thương lượng trước để tìm ra cách giải quyết hiệu quả cho cả hai bên.

Bước 4: Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm xâm phạm kiểu dáng

Nếu không thể thương lượng được thì lúc này cần yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

5. Câu hỏi thường gặp

Tại sao việc sở hữu kiểu dáng độc đáo trở thành chìa khóa quan trọng trong môi trường kinh doanh?

Kiểu dáng độc đáo là yếu tố quyết định sự nhận biết và thu hút khách hàng, giúp doanh nghiệp nổi bật trong thị trường cạnh tranh.

 

Ngoài hậu quả tài chính, xâm phạm kiểu dáng còn ảnh hưởng như thế nào đến môi trường cạnh tranh kinh doanh?

Xâm phạm kiểu dáng tạo ra bất công trong cạnh tranh, khiến những doanh nghiệp đổi mới gặp khó khăn và gây tổn thương cho sự công bằng.

 

Quy luật và cơ quan quản lý phải đối mặt với thách thức gì khi xử lý các trường hợp xâm phạm kiểu dáng?

Hệ thống pháp luật phải đối mặt với thách thức xác định và xử lý các hành vi xâm phạm một cách hiệu quả, bảo vệ quyền lợi và thúc đẩy sự đổi mới trong kinh tế.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Xác định yếu tố xâm phạm Kiểu dáng Công nghiệp. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (896 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo