Phân biệt tội tham ô và tội nhận hối lộ theo quy định mới nhất

Tham ô tài sản và nhận hối lộ là hai loại tội phạm về tham nhũng phổ biến trong xã hội hiện nay kể cả các  doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước. Khung hình phạt cao nhất của hai tội danh nêu trên là tử hình. Tuy nhiên giữa tham ô và nhận hối lộ sẽ có một số điểm khác biệt giữa đối tượng, mục đích cho tới lỗi. Nhằm giúp quý độc giả hiểu rõ hơn sự khác biệt nêu trên, ACC  xin đưa ra bài viết với chủ đề Phân biệt tội tham ô và tội nhận hối lộ theo quy định mới nhất.

Download (17)
Phân biệt tội tham ô và tội nhận hối lộ theo quy định mới nhất

1. Cấu thành tội tham ô

Chủ thể

Chủ thể của tội tham ô chiếm đoạt tài sản là người có chức vụ, quyền hạn, đồng thời phải là người có trách nhiệm quản lý đối với tài sản chiếm đoạt. Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ. Người có trách nhiệm quản lý tài sản, tức là có trách nhiệm đối với tài sản được Nhà nước giao quản lý.

Khách thể

Hành vi phạm tội đã xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế của Nhà nước và xâm phạm quyền sở hữu tài sản của cơ quan tổ chức nêu trên.

Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý.

Mặt khách quan

Hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý bằng thủ đoạn lợi dụng chức vụ quyền hạn. Hành vi phạm tội đầu tiên phải là hành vi chiếm đoạt. Đối tượng của hành vi chiếm đoạt là những tài sản mà người phạm tội được giao quản lý. Người phạm tội đã lợi dụng trách nhiệm quản lý tài sản được giao, chiếm đoạt tài sản mà mình đang quản lý. Thủ đoạn lợi dụng trách nhiệm quản lý tài sản này có thể khác nhau nhưng thực chất đều là sử dụng chức vụ quyền hạn được giao như điều kiện, phương tiện để có thể thực hiện hành vi tham ô tài sản, biến tài sản được giao thành tài sản của mình.

2. Cấu thành tội nhận hối lộ

Khách thể

Khách thể của tội nhận hối lộ là hoạt động đúng đắn, bình thường, tính chuẩn mực trong công tác của cơ quan, tổ chức do nhà nước quy định. Đối tượng của tội nhận hối lộ phải là tiền của, tài sản hoặc những giấy tờ có giá trị tài sản. Trường hợp người có chức vụ không nhận tiền của, tài sản mà nhận tình cảm của người khác giới thì không coi là nhận hối lộ.

Mặt khách quan

Thể hiện ở hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận tiền của hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào để làm hoặc không làm một việc theo yêu cầu hoặc vì lợi ích của người đưa hối lộ. Hành vi nhận hối lộ được thực hiện trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác nhau (trường hợp sẽ nhận là trường hợp người có chức vụ chưa nhận tiền của hối lộ nhưng có căn cứ cho rằng đã có sự thỏa thuận về việc nhận hối lộ sau khi thực hiện xong một việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ).

Trường hợp, người có chức vụ nhận quà biếu sau khi đã làm đúng chức trách của mình không được coi là nhận hối lộ bởi giữa người có chức vụ và người đưa quà biếu không có bất kỳ thỏa thuận nào về việc tặng quà biếu, người nhận quà biếu thực hiện công việc của mình đúng chức năng, quyền hạn, vô tư thì quà biếu được như sự biết ơn, có trước có sau, là tấm lòng, đạo đức của người Việt nam.

Mặt chủ quan

Mặt chủ quan của tội phạm được thể hiện do hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội thấy trước họ là người có chức vụ, việc nhận tiền của là do lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhận tiền của hối lộ là trái pháp luật, trái với quy định của cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, người phạm tội đã mong muốn nhận được tiền của hối lộ.

Chủ thể

Chủ thể của loại tội phạm này là người từ đủ 16 tuổi, có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định đồng thời phải là người có chức vụ, quyền hạn. Chức vụ, quyền hạn ấy liên quan trực tiếp đến việc giải quyết công việc của người đưa hối lộ. Trường hợp người có chức vụ nhưng chức vụ, quyền hạn của họ không liên quan đến việc giải quyết công việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ thì không coi là tội nhận hối lộ mà phạm vào tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

Xem thêm: Tội danh nhận hối lộ bị xử phạt như thế nào?

3. Phân biệt tội tham ô và tội nhận hối lộ

Giống nhau

  • Đối tượng phạm tội đều là người có chức vụ và có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
  • Khung hình phạt cao nhất được áp dụng là tử hình, mức hình phạt thấp nhất là 02-07 năm tù giam.
  • Người phạm tội có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 đến 05 năm, bị phạt tiền từ 30 triệu đến 100 triệu, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
  • Áp dụng cả với các đối tượng có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước.
  • Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Nếu sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì có thể không phải chịu thi hành án tử hình.

Khác nhau

Khái niệm :

  • Tội tham ô là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.
  • Tội nhận hối lộ là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận lợi ích để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Đối tượng :

  • Đối tượng của tội tham ô là tài sản mình có trách nhiệm quản lý.
  • Đối tượng của tội nhận hối lộ là tài sản hoặc lợi ích mà người đưa hối lộ đưa.

Mục đích :

  • Mục đích của tội tham ô là chiếm đoạt tài sản.
  • Mục đích của tội nhận hối lộ là làm hoặc không làm một việc gì đó vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Ý thức – Lỗi của người phạm tội :

  • Đối với tội tham ô : tự bản thân người đó cố ý thực hiện.
  • Đối với tội nhận hối lộ : trực tiếp hoặc trung gian theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

4. Câu hỏi thường gặp

Tội hành nghề mê tín, dị đoan xử phạt như thế nào?

Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Các hành vi liên quan đến hối lộ là gì?

Đưa hối lộ.

Nhận hối lộ.

Môi giới hối lộ.

Các hình thức của đối tượng hối lộ là gì?

Hối lộ vật chất

Hối lộ phi vật chất

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về chủ đề: Phân biệt tội tham ô và tội nhận hối lộ theo quy định mới nhất. Nếu quý khách hàng có bất kỳ câu hỏi liên quan đến chủ đề này có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được câu trả lời nhanh chóng, chính xác nhất. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, chúng tôi tự tin cam kết cho Quý khách hàng dịch vụ pháp lý tốt nhất, nhanh nhất, giá cả hợp lý nhất.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (716 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo