Tố cáo hành vi trốn thuế đến cơ quan nào [Chi tiết]

Cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu Tố cáo trốn thuế đến cơ quan nào [Chi tiết]. Mời Quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây.

Tố Cáo Trốn Thuế

1. Tố cáo là hành vi gì?

Theo quy định tại Điều 2 Luật tố cáo 2018 hành vi tố cáo được quy định như sau:

– Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật tố cáo báo cho cơ quan; tổ chức; cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan; tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại; hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước; quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Trong đó:

  •  Người tố cáo là cá nhân thực hiện việc tố cáo.
  •  Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo.
  •  Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.

2. Cơ quan tiếp nhận tố cáo trốn thuế

Theo quy định tại Điều 22 Luật tố cáo quy định về hình thức tố cáo như sau: Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Theo quy định tại Điều 19 Luật tố cáo quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của người có chức danh, chức vụ trong  doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:

– Người đứng đầu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thẩm quyền sau đây:

  • Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị trực thuộc hoặc người khác do mình bổ nhiệm;
  • Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị trực thuộc do mình quản lý trực tiếp.

– Người đứng đầu cơ quan nhà nước được giao quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, kiểm soát viên do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

– Người đứng đầu cơ quan nhà nước được giao quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, kiểm soát viên do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Như vậy: Thông qua quy định tại Điều 19 ta biết được rằng hiện nay chỉ có thể tố cáo hành vi sai phạm của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; còn doanh nghiệp tư nhân không thể tố cáo được. Và như đã đề cập tố cáo là hành vi báo cho cấp trên của cơ quan; cá nhân có sự sai phạm; gồm một trong hai hoạt động tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. Cho nên khi một doanh nghiệp đã có tình trốn thuế bạn không thể tiến hành tố cáo hành vi phạm tội của họ được mà bạn phải tiến hành tố giác tội phạm; bởi như đã phân tích hành vi trốn thuế là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trốn thuế.

tố cáo trốn thuế

Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Theo quy định tại khoản 1 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 sđ bs 2021 quy định mọi tố giác phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác.

– Thẩm quyền giải quyết tố giác hành vi trốn thuế:

Cơ quan điều tra giải quyết tố giác theo thẩm quyền điều tra của mình;

  • Cơ quan điều tra của Công an nhân dân;
  • Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân.

Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra theo quy định của pháp luật;

Viện kiểm sát giải quyết tố giác trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.

Thông qua quy định trên khi phát hiện hành vi trốn thuế và có bằng chứng bạn có thể tiến hành tố giác tại cơ quan công an có thẩm quyền tại địa phương.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Tố cáo trốn thuế đến cơ quan nào [Chi tiết]. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về pháp luật liên quan đến chứng chỉ giám sát xây dựng. Xem thêm bài viết về các chủ đề khác của của chúng tôi tại đây. Trân trọng !

Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Tư vấn: 1900.3330

Zalo: 084.696.7979

Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn

Mail: [email protected]

Cảm ơn Quý đọc giả đã tham khảo bài viết Tố cáo trốn thuế đến cơ quan nào [Chi tiết]. Trân trọng cảm ơn !

#tố cáo hành vi trốn thuế

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (398 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo