Thương nhân nước ngoài là gì? (cập nhật 2022)

Hiện nay, trên thị trường kinh doanh Việt nam đã có sự tham gia hoạt động của thương nhân là người nước ngoài. Việc xuất hiện chủ thể này là do chủ trương hội nhập quốc tế, thu hút đầu tư từ nước ngoài để phát triển kinh tế của Việt Nam. Vậy thương nhân nước ngoài là gì?

1. Thương nhân nước ngoài là gì?

Thương nhân nước ngoài dưới sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của nhà nước Việt Nam đã được cấp phép hoạt động dưới hình thức đặt trụ sở là văn phòng đại diện, chi nhánh văn phòng, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.
Tại Điều 16 Luật Thương mại 2005 quy định về thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam như sau:
Điều 16. Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam
  1. Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.
  2. Thương nhân nước ngoài được đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam; thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định.
  3. Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam.
  4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thương nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì được coi là thương nhân Việt Nam.
Theo đó, Thương nhân sẽ bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh theo quy định này, thương nhân không chỉ giới hạn là tổ chức. Đồng thời thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận.
Tải Xuống (14)

2. Thẩm quyền cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam

Căn cứ vào Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH Luật thương mại
Điều 22. Thẩm quyền cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam
  1. Chính phủ thống nhất quản lý việc cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam.
  2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép cho thương nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  3. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; thành lập Chi nhánh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp thương nhân đó chuyên thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam và phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  4. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định cụ thể về thẩm quyền của bộ, cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép cho thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó.”
Theo đó, Khi thương nhân nước ngoài vào Việt Nam để hoạt động thì thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động phải do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép cho thương nhân nước ngoài  vào Việt Nam. Còn đối với trách nhiệm cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; thành lập Chi nhánh, doanh nghiệp thì Bộ thương mại sẽ là cơ quan sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm với Chính phủ.

3. Đối với việc thương nhân nước ngoài đặt văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam

Các điều kiện để thương nhân đặt văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam như sau:
– Thương nhân là người được pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp;
– Văn phòng, chi nhánh của thương nhân đã hoạt động ít nhất 1 năm, kể từ khi được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp ở quốc gia của thương nhân;
– Văn phòng đại diện của thương nhân chỉ được phép đặt trụ sở tại địa điểm được phép sử dụng làm văn phòng của thương nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật (về quy hoạch, về điều kiện an ninh, trật tự và về các điều kiện khác);
– Pháp luật Việt nam quy định tại một địa điểm chỉ được đặt một trụ sở của Văn phòng đại diện;
– Đối với phần diện tích của địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện phải phù hợp với quy mô hoạt động, số lượng người lao động của Văn phòng đại diện nhưng không nhỏ hơn 16m2.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về thương nhân nước ngoài là gì và các thông tin quy định liên quan đến thương nhân nước ngoài. Chúng tôi hy vọng có thể giúp cho quý bạn đọc trả lời câu hỏi thương nhân nước ngoài là gì. Nếu quý bạn đọc còn vấn đề nào thắc mắc hay có nhu cầu cần hỗ trợ, giải đáp tư vấn, vui lòng liên hệ:
  • Zalo: 0846967979
  • Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (894 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo