Tra cứu, Thời hạn xin giấy phép xử lý chất thải nguy hại 2023

Có một nguyên tắc mà mọi người cần phải biết là phát triển kinh tế phải đi cùng với bảo vệ môi trường nhưng không phải tổ chức, cá nhân nào cũng tuân thủ nguyên tắc này, dẫn đến tình trạng môi trường trên Trái Đất đang bị đe dọa nghiêm trọng. Điều này đã được pháp luật quy định chặt chẽ và có các biện pháp để đảm bảo thực hiện nhằm hạn chế sự tác động xấu đến môi trường sống của con người và các loài sinh vật.

Chất thải nguy hại luôn có tác động xấu đến môi trường và sức khỏe của cả cộng đồng. Do đó, việc các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xử lý chất thải nguy hại là cần thiết, vì lợi ích của xã hội. Tuy nhiên, lợi nhuận có thể khiến cho các doanh nghiệp này lựa chọn bản thân, thay vì cộng đồng. Bằng cách cắt giảm một số khâu trong quá trình xử lý hoặc sử dụng công cụ không đạt tiêu chuẩn.

Vì vậy, cần thiết phải có những quy định liên quan đến cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại khi thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Theo đó, chỉ có những doanh nghiệp đáp ứng đủ các tiêu chuẩn đặt ra về mặt pháp lý và thực tiễn mới có thể được phép kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận bằng lĩnh vực này.

Vậy thì để được cấp giấy phép này, doanh nghiệp phải thực hiện theo quy trình, thủ tục như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Thủ tục xin giấy phép xử lý chất thải nguy hại
Thủ tục xin giấy phép xử lý chất thải nguy hại

1. Cơ sở pháp lý

2. Điều kiện được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại

Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải nguy hại hoặc các hồ sơ, giấy tờ thay thế như:

  • Văn bản hợp lệ về môi trường do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại đã đưa vào hoạt động trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 (Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường;
  • Văn bản thẩm định bản kê khai các hoạt động sản xuất, kinh doanh có tác động đến môi trường;
  • Phiếu thẩm định đánh giá tác động môi trường; hoặc giấy tờ tương đương với các văn bản này) hoặc Đề án bảo vệ môi trường được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại đã đưa vào hoạt động.
  • Địa điểm của cơ sở xử lý chất thải nguy hại (trừ trường hợp cơ sở sản xuất có hoạt động đồng xử lý chất thải nguy hại) thuộc các quy hoạch có nội dung về quản lý, xử lý chất thải do cơ quan có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên phê duyệt theo quy định của pháp luật.

 Điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật:

  • Các hệ thống, thiết bị xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng), phương tiện vận chuyển bao bì, thiết bị lưu chứa; khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển (nếu có) phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật; và quy trình quản lý theo quy định tại Phụ lục 2B Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.
  • Có các công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định tại Phụ lục 2B Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.

 Điều kiện về nhân lực:

Có đội ngũ nhân sự đáp ứng yêu cầu như sau:

  • Một cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải có ít nhất 01 (một) người đảm nhiệm việc quản lý, điều hành; có ít nhất 01 (một) người hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật có trình độ chuyên môn thuộc chuyên ngành liên quan đến môi trường hoặc hóa học;
  • Một trạm trung chuyển chất thải nguy hại phải có ít nhất 01 (một) người đảm nhiệm việc quản lý, điều hành hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật có trình độ chuyên môn thuộc chuyên ngành liên quan đến môi trường hoặc hóa học;
  • Có đội ngũ vận hành và lái xe được đào tạo, tập huấn bảo đảm vận hành an toàn các phương tiện; hệ thống, thiết bị.

 Điều kiện liên quan đến công tác quản lý:

  • Có quy trình vận hành an toàn các phương tiện, hệ thống, thiết bị thu gom, vận chuyển (nếu có); và xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng) chất thải nguy hại.
  • Có phương án bảo vệ môi trường trong đó kèm theo các nội dung về: Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường; kế hoạch an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố; kế hoạch đào tạo, tập huấn định kỳ; chương trình quan trắc môi trường; giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại.
  • Có kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và phục hồi môi trường khi chấm dứt hoạt động.

Điều kiện doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu:

Nếu doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện nêu trên có thể lập hồ sơ đăng ký cấp phép xử lý chất thải nguy hại; trình Bộ Tài nguyên và Môi trường; là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại trên toàn quốc. Thời hạn của Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là 03 năm kể từ ngày cấp.

3. Trình tự, thủ tục xin giấy phép hành nghề xử lý chất thải nguy hại

Bước 1. Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân nộp 02 bộ hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại; theo quy định đến Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bước 2. Kiểm tra hồ sơ

Cơ quan cấp phép kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản để yêu cầu tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ (nếu có).

Thủ tục xin giấy phép xử lý chất thải nguy hại
Thủ tục xin giấy phép xử lý chất thải nguy hại

Bước 3. Chấp thuận Kế hoạch vận hành thử nghiệm và lấy ý kiến Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương (nếu có)

  • Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc xem xét nội dung hồ sơ đăng ký, cơ quan cấp phép xem xét kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại và thông báo để tổ chức, cá nhân sửa đổi, bổ sung (nếu có).
  • Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc xem xét kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại, Cơ quan cấp phép có văn bản chấp thuận kế hoạch vận hành thử nghiệm theo mẫu tại Phụ lục 5.D Thông tư 36/2015/TT-BTNMT.

Bước 4. Tổ chức, cá nhân thực hiện vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại (nếu có)

Đối tượng đăng ký được phép tạm thời thu gom, vận chuyển hoặc tiếp nhận chất thải nguy hại để vận hành thử nghiệm. Cơ quan cấp phép có thể đột xuất kiểm tra cơ sở; lấy mẫu giám sát trong quá trình vận hành thử nghiệm

Bước 5. Thông báo kết quả vận hành thử nghiệm (nếu có)

Sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại; tổ chức, cá nhân nộp 02 (hai) bản báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại; theo mẫu quy định tại Phụ lục 5.Đ Thông tư 36/2015/TT-BTNMT đến cơ quan cấp phép. Trường hợp trong thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày có văn bản chấp thuận; mà không có báo cáo hoặc không có văn bản đăng ký gia hạn; hoặc giải trình gửi cơ quan cấp phép thì phải đăng ký vận hành thử nghiệm lại.  Trường hợp báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm không đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; có nội dung không đầy đủ hoặc chưa hoàn thiện; cơ quan cấp phép thông báo cho tổ chức, cá nhân để điều chỉnh; hoàn thiện hoặc vận hành thử nghiệm lại.

Bước 6. Tổ chức kiểm tra, đánh giá điều kiện và cấp phép xử lý chất thải nguy hại

Sau khi nhận được báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại và văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường (nếu có); cơ quan cấp phép tổ chức kiểm tra thực tế tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại; trạm trung chuyển chất thải nguy hại (nếu có); đồng thời lựa chọn tiến hành một trong hai hoạt động sau để đánh giá điều kiện cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại:

  • Thành lập Nhóm tư vấn kỹ thuật về việc cấp phép xử lý chất thải nguy hại (thành phần bao gồm các chuyên gia về môi trường và các lĩnh vực có liên quan khác);
  • Tổ chức lấy ý kiến của chuyên gia hoặc các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Các trường hợp khác

Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa đáp ứng đủ các điều kiện, yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định, cơ quan cấp phép thông báo bằng văn bản hoặc kết hợp trong biên bản kiểm tra.

Sau khi nhận hồ sơ đăng ký hoàn thiện theo quy định, cơ quan cấp phép xem xét; cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại.  Trường hợp quá 06 (sáu) tháng mà tổ chức, cá nhân không nộp lại hồ sơ hoặc không có văn bản giải trình hợp lý theo quy định thì hồ sơ đăng ký được xem xét lại từ đầu.

4. Những câu hỏi thường gặp liên quan đến Tra cứu, Thời hạn xin giấy phép xử lý chất thải nguy hại

4.1 Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại?

Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại trên phạm vi toàn quốc.

4.2 Những đối tượng nào cần phải làm thủ tục xin Giấy phép xử lý chất thải nguy hại?

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì Tổ chức, cá nhân có dự án, cơ sở xử lý chất thải nguy hại đã hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và đáp ứng các điều kiện  phải lập hồ sơ đăng ký cấp phép xử lý chất thải nguy hại, trình cơ quan có thẩm quyền.

4.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về thủ tục xin Giấy phép xử lý chất thải nguy hại không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về thủ tục xin Giấy phép xử lý chất thải nguy hại uy tín, trọn gói cho khách hàng.

4.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về thủ tục xin Giấy phép xử lý chất thải nguy hại của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Trên đây là những tư vấn của ACC về thủ tục xin giấy phép xử lý chất thải nguy hại. Nếu các bạn còn điều gì thắc mắc thì hãy liên hệ với chúng tôi, ACC cam kết mang lại cho bạn chất lượng dịch vụ tốt nhất!

Chúc các bạn kinh doanh thuận lợi!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (768 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo