So sánh tham ô và biển thủ

Tham ô tài sản là tội phạm phổ biến nhất trong các tội phạm tham nhũng. Loại tội này rất dễ bị nhầm lẫn với các tội phạm khác. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loại tội phạm này để tránh nhầm lẫn.
Tham ô là gì? (Cập nhật 2023)
So sánh tham ô và biển thủ

1. Biển thủ được hiểu thế nào?

Trong cơ quan, tổ chức việc bảo quản, sử dụng tài sản chung của công ty phải được sự đồng ý và đúng quy định của doanh nghiệp. Việc sử dụng không đúng mục đích hoặc chiếm đoạt số tài sản này được xem là hành vi biển thủ.

Hiện nay pháp luật hiện hành vẫn chưa có văn bản định nghĩa cụm từ biển thủ, tuy nhiên có thể hiểu biển thủ là hành vi dùng thủ đoạn gian dối, dối trá nhằm chiếm đoạt tài sản chung thành tài sản riêng mà người thực hiện là người có trách nhiệm quản lý số tài sản đó.
Người thực hiện hành vi biển thủ là người của cơ quan, đơn vị có trách nhiệm giữ và bảo mật số tài sản đó. Việc biển thủ có nhiều hành vi và mức độ khác nhau, thông thường là việc biển thủ xảy ra tại lĩnh vực kế toán, thu ngân của các doanh nghiệp.
Tài sản của doanh nghiệp ở đây là tiền, hiện vật, tài liệu mật hay bí mật kinh doanh và tài sản sở hữu trí tuệ,... Đều được xem là tài sản.

2. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để biển thủ

Biển thủ trong doanh nghiệp có thể được chia thành nhiều mức độ khác nhau việc giao nhận và giữ tài sản theo trách nhiệm của nhân viên. Không phải lúc nào tài sản được biển thủ cũng là tiền vì vậy mỗi nhân viên đều có trách nhiệm bảo mật tài sản mà mình có trách nhiệm.
Dù vậy, chủ yếu người biển thủ đa phần là người có trách nhiệm được giao nhiệm vụ nhưng lạm dụng chức vụ, quyền hạn mà mình có để chuyển số tài sản chung cho mục đích cá nhân. Hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 (Bộ luật Hình sự 2017).

3. Tội tham ô tài sản là gì?

Theo điều 353 Bộ luật hình sự 2015, thì:

Tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội phạm tham nhũng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, do người từ đủ 16 tuổi trở lên và không trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.

Lưu ý về tội tham ô tài sản

Yếu tố chủ thể của tội phạm là dấu hiệu quan trọng nhất trọng xác định hành vi phạm tội của tội phạm này.

Sự khác nhau giữa Tội tham ô tài sản với các tội phạm khác có tính chất chiếm đoạt cũng chính là sự khác nhau về các dấu hiệu chủ thể của tội phạm.

Theo Bình luận về Tội tham ô tài sản của Tiến sĩ Đỗ Đức Hồng Hà, Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khóa XIV thì:

 Nếu xác định không đúng tư cách của người có trách nhiệm đối với tài sản mà họ chiếm đoạt thì dễ nhầm lẫn với các tội phạm có tính chất chiếm đoạt quy định tại Chương XVI BLHS năm 2015 như: Tội trộm cắp tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản…

Cũng là hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối nhưng nếu người thực hiện là người có trách nhiệm quản lý tài sản và họ đã chiếm đoạt tài sản mà mình quản lý thì hành vi chiếm đoạt tài sản cấu thành Tội tham ô tài sản, nhưng nếu người thực hiện không phải là người có trách nhiệm quản lý tài sản hoặc tuy quản lý tài sản nhưng họ không chiếm đoạt tài sản mà mình quản lý thì hành vi chiếm đoạt tài sản cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.”

Như vậy, chủ thể của Tội tham ô tài sản là chủ thể đặc biệt, chỉ có những người có chức vụ, quyền hạn mới tham ô tài sản được. Tuy nhiên, khẳng định này chỉ đúng đối với trường hợp vụ án tham ô tài sản không có đồng phạm, còn trong vụ án có đồng phạm thì có thể có cả những người không có chức vụ, quyền hạn nhưng người thực hành trong vụ án đồng phạm tham ô tài sản nhất thiết phải là người có chức vụ, quyền hạn.

4. Phân biệt tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội Tham ô tài sản

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội tham ô tài sản đều được thực hiện do cố ý trực tiếp cùng nhằm mục đích tước đoạt quyền sở hữu tài sản của người khác, xâm phạm sự hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước.

Giữa hai tội này có những điểm khác nhau, bảng phân tích dưới đây sẽ giúp mọi người phân biệt hai tội này:

  TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

(Điều 175 BLHS 2015 sửa đổi năm 2017)

TỘI THAM Ô TÀI SẢN

(Điều 353 BLHS 2015 sửa đổi năm 2017)

CHỦ THỂ Người đủ năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS. Người có chức vụ, quyền hạn, đồng thời phải là người có trách nhiệm quản lý đối với tài sản chiếm đoạt.
ĐỐI TƯỢNG TÁC ĐỘNG Tài sản bị chiếm đoạt do người khác quản  lí, đó có thể là tài sản của Nhà nước. Tài sản bị chiếm đoạt do chính người  phạm tội quản lí.
DẤU HIỆU PHẠM TỘI Lợi dụng lòng tin của người khác để vay,  mượn, thuê tài sản hoặc uy hiếp tinh thần chủ tài sản buộc họ giao tài sản. Sau đó,  sử dụng thủ đoạn gian dối, bỏ trốn chiếm  đoạt tài sản vào mục đích bất hợp pháp. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm  đoạt, đánh tráo TS do mình quản lí  thành TS cá nhân, làm mất đi 1 khối  lượng TS nhất định của NN hoặc  cơ quan, tổ chức mà người đó quản lí.
MỨC PHẠT - Khung hình phạt cơ bản: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Mức phạt tối đa: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10triệu đồng đến 100triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

- Khung hình phạt cơ bản: phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

- Mức phạt tối đa: phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình

- Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (732 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo