Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Cần Thơ năm 2024

ACC nhận được các câu hỏi về tạm ngừng kinh doanh tại Cần Thơ. Việc doanh nghiệp muốn tạm ngừng kinh doanh tại Cần Thơ thì cần lưu ý những gì? Bài viết sau đây ACC sẽ chia sẻ về tạm ngừng kinh doanh tại Cần Thơ. 

dtygvq_ZFIU
Tạm ngừng kinh doanh tại Cần Thơ

1. Văn bản pháp lý điều chỉnh về tạm ngừng kinh doanh tại Cần Thơ 

  • Luật Doanh nghiệp 202
  • Thông tư 47/2019/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu. nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

2. Tạm ngừng kinh doanh là gì? 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì tạm ngừng kinh doanh được hiểu là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. 

Như vậy có thể thấy tạm ngừng kinh doanh là:

  • Doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động kinh doanh của mình trong thời gian nhất định;
  • Doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh phải đảm bảo các yêu cầu của Luật Doanh nghiệp;

3. Các trường hợp doanh nghiệp bắt buộc phải tạm dừng kinh doanh tại Cần Thơ

Bên cạnh những lý do do thua lỗ, kinh doanh không ổn định, không đủ sức về tài chính khiến cho doanh nghiệp phải lựa chọn việc tạm dừng kinh doanh tại Cần Thơ thì còn một số nguyên nhân xuất phát từ yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể:

  • Tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;
  • Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
  • Đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh một, một số ngành, nghề kinh doanh hoặc trong một số lĩnh vực theo quyết định của Tòa án.

Như vậy khi có những quyết định yêu cầu trên của cơ quan có thẩm quyền thì dù doanh nghiệp có muốn hay không cũng phải tạm dừng kinh doanh tại Cần Thơ. 

4. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Cần Thơ 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thông báo tạm dừng kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở. Hồ sơ gồm: 

  • Mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh theo quy định pháp luật;
  • Quyết định tạm ngừng kinh doanh; 
  • Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, kèm theo Thông báo phải có nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh

Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh 

Doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo tạm dừng kinh doanh tại Cần Thơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. 

Bước 3: Nhận kết quả

Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh cấp giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đăng ký tạm dừng kinh doanh hoặc thông báo sửa đổi bổ sung hồ sơ nếu hồ sô chưa đúng quy định. 

5. Những câu hỏi thường gặp

Đăng ký, nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp?

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 209 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần lưu ý pháp luật quy định không được giải thể doanh nghiệp khi nào?

  • Doanh nghiệp chưa thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác;
  • Doanh nghiệp đang trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.

Thủ tục giải thể công ty thực hiện tại những cơ quan nào?

  • Cơ quan hải quan: xác nhận nghĩa vụ hải quan (áp dụng với tất cả các công ty);
  • Cơ quan thuế: quyết toán, đóng cửa mã số thuế;
  • Cơ quan bảo hiểm: chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động;
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh: trả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Sau khi giải thể công ty có được thành lập công ty mới không?

Khác với doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản. Sau khi giải thể công ty/doanh nghiệp hợp pháp, các thành viên, cổ đông, người đại diện theo pháp luật của công ty hoàn toàn có quyền thành lập công ty mới mà không có bất kỳ hạn chế gì.

6. Dịch vụ tư vấn thủ tục tạm dừng kinh doanh tại Cần Thơ của ACC 

Trong lĩnh vực doanh nghiệp, đặc biệt là về tư vấn tạm ngừng kinh doanh ACC là đơn vị có kinh nghiệm uy tín. Tại ACC khách hàng có thể yên tâm:

  • Tư vấn các quy định pháp luật về tạm ngừng kinh doanh, bao gồm điều kiện và quy định trong tạm ngừng kinh doanh;
  • Tư vấn vấn đề phát sinh và nghĩa vụ của khách hàng trong giai đoạn tạm ngừng kinh doanh như nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội;
  • Soạn thảo chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ thay khách hàng.

Trên đây là toàn bộ các thông tin về tạm ngừng kinh doanh tại Cần Thơ của ACC. Khách hàng có nhu cầu có thể liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn chi tiết. 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1197 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo