Tranh cãi 'sự kiện bất ngờ' trong các vụ tai nạn giao thông

Sự kiện bất ngờ là một trong những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, có nghĩa là, người thực hiện hành vi phạm tội do Bộ luật hình sự 2015 quy định, gây hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng vì lý do sự kiện bất ngờ thì người đó sẽ không bị truy cứu trách nhiệm. Hiện nay có rất nhiều tranh cãi liên quan đến sự kiện bất ngờ trong các vụ tai nạn giao thông. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Sự kiện bất ngờ trong vi phạm hành chính là gì?

Phapluat

Sự kiện bất ngờ trong vi phạm hành chính là gì?

1. Sự kiện bất ngờ là gì?

Sự kiện bất ngờ là một trong những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, có nghĩa là, người thực hiện hành vi phạm tội do Bộ luật hình sự 2015 quy định, gây hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng vì lý do sự kiện bất ngờ thì người đó sẽ không bị truy cứu trách nhiệm. Cụ thể Bộ luật hình sự 2015 định nghĩa sự kiện bất ngờ như sau:

Điều 20. Sự kiện bất ngờ

Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trong trường hợp có sự kiện bất ngờ xảy ra khi thực hiện hành vi gây ra nguy hại cho xã hội nhưng người thực hiện phạm tội không thể thấy trước được hậu quả của mình hoặc pháp luật không buộc người này phải thấy trước hậu quả đó thì người đó sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự do hành vi đó gây ra. Sự kiện bất ngờ là một trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự thông qua loại trừ yếu tố lỗi. Một sự kiện được xem là sự kiện bất ngờ khi hội tụ đủ các yếu tố sau:

  • Chủ thể phải có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự 2015
  • Hành vi xâm hại đến đối tượng mà luật hình sự điều chỉnh và phải gây ra nguy hiểm đủ để gây hại cho xã hội theo quy định của luật hình sự
  • Người thực hiện hành vi không mong muốn hậu quả xảy ra do hành vi đó gây ra
  • Người thực hiện hành vi không nhận thức được hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả và không thấy trước được hậu quả hoặc pháp luật không buộc họ phải thấy.

Khi sự kiện cấu thành đủ các yếu tố trên thì sẽ được xem là sự kiện bất ngờ và hiển nhiên người thực hiện hành vi sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đó.

2. Hiểu thế nào về tình huống bất ngờ trong tai nạn giao thông?

Tình huống bất ngờ trong tai nạn giao thông có thể hiểu, trong quá trình tham gia giao thông, người tham gia không thấy trước được những sự việc bất ngờ xảy ra, hay cũng không buộc phải thấy trước được hậu quả của hành vi đó, trong trường hợp do tình huống bất ngờ mà gây ra tai nạn giao thông thì người thực hiện hành vi đó sẽ được miễn trừ trách nhiệm hình sự. Tình huống bất ngờ xảy ra do nhiều nguyên nhân: Do hoàn cảnh khách quan hoặc do sự chủ quan của người điều khiển phương tiện giao thông.

Ví dụ: Trường hợp anh A đang điều khiển phương tiện giao thông trên làn đường của mình với tốc độ đúng quy định và có một xe máy đi nhanh tạt ngang qua xe của anh A khiến người điều khiển chiếc xe máy đó ( anh B) bị ngã ra đường và thương tích vùng chân, cũng vào lúc này anh A không may va chạm vào chiếc xe đạp bên cạnh khiến người phụ nữ trên xe ngã xuống đầu đập xuống đường thương tích. Anh A kịp thời gọi xe cứu thương và đỡ chị đi xe máy ngồi dậy và gọi cả người nhà của người phụ nữ.

3. Tình huống bất ngờ trong tai nạn giao thông sẽ xử lý như thế nào?

Việc gây tai nạn giao thông trong tình huống bất ngờ có thể bị xử phạt hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc phải bồi thường về mặt dân sự, để đưa ra biện pháp xử lý công minh, đúng quy định pháp luật cần phải dựa vào nhiều yếu tố.

Đầu tiên, cần phải xác định tất cả những người có liên quan khi tham gia giao thông có tuân thủ đúng quy định của Luật Giao thông đường bộ hay không. Trường hợp xác định vi phạm luật giao thông thì bị xử phạt hành chính về giao thông đường bộ với mức xử phạt tùy vào từng hành vi vi phạm.

Trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015:

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào gây tai nạn cũng phải chịu chế tài hình sự theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP như sau:

Hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ quy định tại khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự cũ bây giờ đã thay thế tại Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 được hiểu là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy tắc giao thông đường bộ và hành vi này phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả về tính mạng, sức khỏe và tài sản.

Sự kiện bất ngờ được quy định cụ thể tại Điều 20 của Bộ luật hình sự như sau:

Điều 20. Sự kiện bất ngờ

Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Do đó, khi điều khiển phương tiện giao thông mà xảy ra tai nạn giao thông nhưng do tình huống bất ngờ xảy ra, bên cạnh đó người tham gia giao thông điều khiển phương tiện đúng quy định của Luật giao thông đường bộ thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Họ chỉ chịu trách nhiệm hình sự khi họ vi phạm về luật giao thông đường bộ và gây tai nạn với lỗi cố ý, hoặc nếu vô ý thì họ phải thấy được trước hậu quả của hành vi mình gây ra. Ngoài ra, người phạm tội vi phạm các quy định về tham gia giao thông theo khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu người phạm tội đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả.

4. Tranh cãi 'sự kiện bất ngờ' trong các vụ tai nạn giao thông

Chiều tối 24.9, TAND Q.5 (TP.HCM) thông báo sẽ nghị án kéo dài vụ án “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” đối với bị cáo Nguyễn Văn Đạt (65 tuổi). Vụ án gây tranh cãi lỗi gây ra cái chết cho nạn nhân là do ai.

Đây là vụ án gây nhiều tranh cãi mà TAND Q.5 từng trả hồ sơ để làm rõ việc ông Đạt không phạm tội do sự kiện bất ngờ hay lỗi chủ quan dẫn đến chết người; đồng thời làm rõ có bỏ lọt tội phạm hay không. Trong phiên tòa chiều qua, giữa đại diện Viện KSND Q.5 (VKS) và luật sư (LS) bào chữa cho bị cáo, bảo vệ quyền lợi cho người bị hại vẫn tiếp tục tranh luận gay gắt về lỗi các bên.

Viện KSND: "Phải chủ động giảm tốc độ ở đoạn giao nhau"

Theo cáo trạng, khoảng 6 giờ 5 phút ngày 5.3.2018, bị cáo Nguyễn Văn Đạt lái ô tô khách 29 chỗ lưu thông trên đường Võ Văn Kiệt, hướng từ Cao Văn Lầu (Q.6) về đường Nguyễn Tri Phương (Q.5). Khi Đạt lái xe đến giao lộ Võ Văn Kiệt - Hải Thượng Lãn Ông thì xe máy của Cao Trường Sơn đang lưu thông cùng chiều bên phải xe của Đạt chuyển hướng rẽ trái (dù đang đèn đỏ - PV) vào đường Hải Thượng Lãn Ông, ngay trước đầu xe do Đạt điều khiển.

Cáo trạng nêu, do Đạt lái xe với tốc độ quá nhanh, nên đã bẻ tay lái sang bên trái hướng về đường Hải Thượng Lãn Ông, khiến xe va chạm vào xe của Cao Trường Sơn và tiếp tục va chạm vào xe máy do Nguyễn Đức Trịnh đang điều khiển chở phía sau 2 người, đang đi từ đường Hải Thượng Lãn Ông chuyển hướng rẽ trái, vượt đèn đỏ ra đường Võ Văn Kiệt. Vụ tai nạn làm một nạn nhân ngồi trên xe máy do ông Trịnh điều khiển là bà Lê Thị Bông tử vong, 2 người bị thương nặng.

Tại tòa, đại diện VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt ông Đạt 1 năm 6 tháng tù giam. Theo VKS, ông Đạt đang điều khiển nguồn nguy hiểm cao độ, vào khu đông dân cư, nguyên tắc phải giảm tốc độ và có khoảng cách an toàn; ông Cao Trường Sơn cũng có lỗi nhưng không phải lỗi trực tiếp gây ra cái chết cho nạn nhân nên việc xử lý hình sự ông Đạt là phù hợp. Hơn nữa, VKS đánh giá rằng, lỗi của ông Sơn là lỗi ở giai đoạn một, tức tạo ra va chạm với ông Đạt, nhưng lỗi này ông Sơn cũng đã có thương tích 47%; còn lỗi của ông Đạt chính là không quan sát, không giảm và làm chủ được tốc độ dẫn đến va chạm với xe ông Trịnh (gọi là giai đoạn 2), và lỗi của ông Đạt là lỗi trực tiếp gây ra cái chết cho nạn nhân nên cáo trạng truy tố ông Đạt là đúng người, đúng tội.

Lỗi hỗn hợpTranh luận, LS bào chữa cho ông Đạt đề nghị HĐXX tuyên ông Đạt không phạm tội vì theo camera ghi nhận, tại thời điểm xảy ra tai nạn đèn tín hiệu giao thông trên đường Võ Văn Kiệt giao với Hải Thượng Lãn Ông, báo hiệu đèn đỏ, cấm rẽ trái về hướng Hải Thượng Lãn Ông, nhưng báo hiệu đèn xanh cho phép các phương tiện giao thông được chạy thẳng.

Vào thời điểm xảy ra vụ việc, camera giao thông đã ghi nhận khi xe ông Đạt đang chạy thẳng, tốc độ trong phạm vi cho phép (khoảng 55,21 km/giờ - 58,46 km/giờ; trong khi tốc độ cho phép là 60 km/giờ) thì xe máy của ông Cao Trường Sơn đột ngột rẽ trái (dù đang đèn đỏ, cấm rẽ). Theo LS, hành vi ông Sơn bất ngờ rẽ trái, trong 1 giây ở điểm va chạm, dẫn đến ông Đạt phải đánh tay lái sang trái nhằm tránh gây tai nạn theo phản xạ tự nhiên và hậu quả xảy ra là không thể lường trước được. Vì vậy, hành vi của ông Đạt là yếu tố của sự kiện bất ngờ, nên không phạm tội.

Tuy nhiên, LS bảo vệ quyền lợi cho người bị hại cũng tranh luận, đề nghị HĐXX ngoài việc xử lý hình sự ông Đạt, cần truy cứu trách nhiệm hình sự đối với 2 người còn lại là ông Cao Trường Sơn và ông Nguyễn Đức Trịnh.

Theo LS này, trong vụ án lỗi gây ra cái chết cho nạn nhân là lỗi hỗn hợp của ông Đạt, ông Sơn và ông Trịnh. Trong đó, lỗi ông Đạt là lỗi chủ quan, quá tự tin, khi qua giao lộ nhưng không giảm tốc độ để phòng hờ các tình huống bất ngờ. Còn đối với ông Sơn, LS này cho rằng, theo camera, ông Sơn dừng khoảng 10 giây rồi mới bật đèn xi nhan rẽ trái (khi đó vẫn đang tín hiệu đèn đỏ) dẫn đến va chạm với ông Đạt, tức lỗi của ông Sơn là lỗi cố ý, là lỗi trực tiếp dẫn đến lỗi của ông Đạt. “VKS đang “ưu ái” khi không truy tố cho ông Cao Trường Sơn”, LS bảo vệ quyền lợi cho người bị hại, nói.

Đối với lỗi của ông Nguyễn Đức Trịnh, LS bảo vệ cho người bị hại cũng đề nghị xử lý hình sự vì ông Trịnh đã chở 3, vượt đèn đỏ, dẫn đến va chạm với ông Đạt, cũng là nguyên nhân dẫn đến cái chết cho nạn nhân.

Tranh luận lại, VKS nêu cơ quan tiến hành tố tụng không “ưu ái” ai. Đồng thời xác định 3 người trong vụ việc đều có lỗi nhưng VKS sẽ dựa vào tính chất, mức độ, lỗi nào là lỗi trực tiếp gây ra cái chết cho nạn nhân để xác định truy cứu trách nhiệm hình sự hay xử lý hành chính. Vì vậy, VKS vẫn bảo lưu quan điểm. Sau phần tranh luận, HĐXX thông báo sẽ tuyên án vào sáng 28.9.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Tranh cãi 'sự kiện bất ngờ' trong các vụ tai nạn giao thông. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (665 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo