Phó giám đốc có được làm kế toán trường không?

Phó giám đốc kiêm Kế toán trưởng - bậc lãnh đạo đa năng, ông/chị là trụ cột quyết định cho sự thành công tài chính và chiến lược phát triển. Với sự hiểu biết sâu rộng về cả hai lĩnh vực, ông/chị không chỉ đảm bảo sự minh bạch và chính xác trong quản lý số liệu mà còn góp phần quan trọng vào việc định hình tương lai của doanh nghiệp.

Phó giám đốc có được làm kế toán trường không?

Phó giám đốc có được làm kế toán trường không?

Phó giám đốc công ty cổ phần có thể làm kế toán trưởng không?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 19 Nghị định 174/2016/NĐ-CP có quy định về những người không được làm kế toán như sau:

Những người không được làm kế toán

..

  1. Người đang làm quản lý, Điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trường hợp trong cùng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp Luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Và tại khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về người quản lý doanh nghiệp như sau:

Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

...

  1. Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

...

Người quản lý công ty thuộc đối tượng không được làm kế toán trong cùng một đơn vị kế toán bao gồm người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm:

- Chủ doanh nghiệp tư nhân

- Thành viên hợp danh

- Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên

- Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị

- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

- Cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

Như vậy, nếu trong điều lệ công ty có quy định phó giám đốc công ty cổ phần là người làm quản lý trong công ty cổ phẩn thì phó giám đốc công ty cổ phần không được kiêm làm kế toán trưởng của Công ty.

Ngược lại, nếu trong điều lệ công ty không quy định phó giám đốc công ty cổ phần là người làm quản lý, điều hành thì phó giám đốc công ty cổ phần có thể làm kế toán trưởng của Công ty, nếu đủ điều kiện của kế toán trưởng.

>>> Xem thêm về Điều kiện lấy chứng chỉ kế toán trưởng như thế nào? qua bài viết của ACC GROUP.

Để trở thành kế toán trưởng công ty cổ phần cần những điều kiện gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 54 Luật Kế toán 2015 có quy định về điều kiện của kế toán trưởng như sau:

Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng

  1. Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

a) Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này;

b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên;

c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;

d) Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.

  1. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng phù hợp với từng loại đơn vị kế toán.

Và tại khoản 1 Điều 51 Luật Kế toán 2015 có quy định về tiêu chuẩn của người làm kế toán như sau:

Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán

  1. Người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;

b) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.

...

Như vậy, điều kiện để trở thành kế toán trưởng trong công ty cổ phần được quy định như sau:

- Các tiêu chuẩn của người làm kế toán:

+ Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;

+ Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.

- Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;

- Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên

- Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.

Công ty bố trí người có trách nhiệm quản lý công ty cổ phần làm kế toán trưởng của Công ty thì bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 17 Nghị định 41/2018/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm hành chính về tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê làm kế toán như sau:

Tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê làm kế toán

...

  1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Bố trí người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ hoặc mua, bán tài sản trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

b) Bố trí người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định;

c) Thuê người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định.

...

Và tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP có quy định về mức phạt tiền trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:

Mức phạt tiền trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập

...

  1. Mức phạt tiền quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 19; khoản 1, khoản 3 Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 26; Điều 33; Điều 34; khoản 1, khoản 3 Điều 36; khoản 1 Điều 38; khoản 2, khoản 3 Điều 39; khoản 1, khoản 2 Điều 48; khoản 1 Điều 57; khoản 1, khoản 2 Điều 61; Điều 67 là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

...

Như vậy, trường hợp công ty bố trí người có trách nhiệm quản lý làm kế toán trưởng của Công ty thì bị xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

Trân trọng!

>>> Xem thêm về Chứng chỉ kế toán trưởng là gì? Cò thời hạn bao lâu? qua bài viết của ACC GROUP.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (979 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo