Nhận con nuôi khi chưa kết hôn có được không? (năm 2023)

 

Nhan Con Nuoi 1 2

 

Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ, cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tôt nhất của người được nhận làm con nuôi bảo đảm con nuôi được nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình. Gia đình nơi phát triển tôt nhất cho trẻ, nhưng vì một số lý do nhất định trẻ em bị tách ra khỏi gia đình gốc của mình thì Nhà nước xã hội phải tìm ra cách thức chăm sóc thay thế cho gia đình ruột của các em. Vấn đề nhận nuôi con nuôi phát sinh từ đây. Vậy “Nhận con nuôi khi chưa kết hôn có được không? (năm 2022)”

Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC xin gửi tới Quý khách hàng thông tin câu trả lời cho câu hỏi Nhận con nuôi khi chưa kết hôn có được không? (năm 2022)”Mời quý khách cùng theo dõi.

 

1.Điều kiện của người nhận nuôi con nuôi

Theo quy định tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010, điều kiện với người nhận con nuôi như sau:

-Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
Người có năng lực hành vi đầy đủ là người từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Theo quy định tại Điều 20 Bộ luật dân sự 2015 “ Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22,23 và 24 Bộ luật Dân sự”;

Người thành niên là người đủ 18 tuổi , ở độ tuổi này cá nhân đã phát triển đến mức độ hoàn chỉnh về trí tuệ và thể chất, xác định một người đã thành niên hay chưa còn gắn với việc  xác định cá nhân đó năng lực hành vi dân sự đầy đủ chưa.

Trừ những trường hợp bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì không được xác định là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ còn  người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên sẽ là người có năng lực hành vi đầy đủ.

Quy định điều kiện này đối với người nhận nuôi nhằm đảm bảo người nhận nuôi  có sự thể hiện ý chí đúng đắn. Khi xác lập quan hệ cha, mẹ, con nuôi là sẽ phát sinh các nghĩa vụ, trách nhiệm của cha mẹ nuôi đối với con nuôi.

-Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

Mục đích của nuôi con nuôi là đảm bảo cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục. Quan hệ cha mẹ và con trong việc nuôi con nuôi không gắn liền với quy luật tự nhiên  về mặt sinh học, mà nó được hình thành dựa trên cơ sở ý chí, tình cảm giữa các bên. Người nuôi phải đạt đến tới một độ tuổi nhất định thì mới có kinh nghiệm, hiểu biết,  điều kiện kinh tế phù hợp, quan trọng nhất là nhận thức rõ ràng về nhu cầu nhận nuôi con nuôi của mình.

Vì vậy, quy định về độ tuổi giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi sẽ đảm bảo  cho người nhận nuôi có kinh nghiệm nhất định trong việc chăm sóc và dạy dỗ con cái. Đồng thời, sự chênh lệch tuổi tác sẽ giúp cho cách ứng xử trong gia đình hợp lẽ sống, truyền thống văn hóa, đảm bảo cho sự lành mạnh trong mối quan hệ gia đình.

-Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
Người  nhận nuôi chỉ được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tốt khi người nhận nuôi có cuộc sống ổn định, có sức khỏe tốt và có khả năng kinh tế. Mặt khác quy định này cũng nhằm loại trừ các trường hợp nuôi con nuôi bị bóc lột sức lao động. Tuy nhiên, các điều kiện trên chỉ mới nêu ra ở mức độ chung, chưa cụ thể về các vấn đề nên được quy định cụ thể hơn các điều kiện kinh tế, chỗ ở, sức khỏe của người nhận nuôi con nuôi để có cơ sở thống nhất khi xem xét nhận nuôi con nuôi.

d) Có tư cách đạo đức tốt.
Cha mẹ là tấm gương của con cái, để đảm bảo người con nuôi được nuôi dạy tốt thì cha mẹ phải có những tư cách đạo đức tốt, biết tôn trọng các giá trị đạo đức. Đấy là yếu tố cần thiết để đảm bảo cho người con nuôi được sống trong môi trường gia đình lành mạnh để có thể phát triển một cách toàn diện về thể chất.

  • Chỉ cần đáp ứng được những điều kiện trên sẽ được nuôi con nuôi, không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của người nhận nuôi con nuôi.

 

Theo quy định của Luật hộ tịch 2014. Thẩm quyền thực hiện đăng kí nuôi con nuôi được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau:

2.Đối với việc nhận nuôi con nuôi không có yếu tố nước ngoài:

Điều 24 Luật Hộ tịch quy định thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ con là “ Ủy ban nhân  dân xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận làm cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con”

Về thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con được thực hiện theo quy định tại Điều 25 Luật Hộ tịch:

  • Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.

 

3.Đối với việc nhận nuôi có yếu tố nước ngoài

Điều 43 Luật Hộ tịch quy định thẩm quyền nhận cha, mẹ, con là:

“Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài; giữa người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam.”

Về tủ tục nhận cha mẹ con được thực hiện theo quy định tại Điều 44 Luật hộ tịch :

  • Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau thì người nước ngoài phải nộp thêm bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân.
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch xác minh, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời gian 07 ngày liên tục, đồng thời gửi văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con niêm yết trong thời gian 07 ngày liên tục tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.
  • Phòng Tư pháp báo cáo và đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc đăng ký nhận cha, mẹ, con, nếu thấy đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.

 

  • Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt; công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng các bên ký vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho các bên.

4.Giới thiệu dịch vụ Công ty Luật ACC

Đến với ACC chúng tôi, Quý khách hàng sẽ được cung cấp những dịch vụ tư vấn tốt nhất với đội ngũ Luật sư dày dặn kinh nghiệm cùng với chuyên viên pháp lý luôn có mặt trên 63 tỉnh/thành phố và đang thực hiện dịch vụ tư vấn pháp lý.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật ACC liên quan đến nội dung Nhận con nuôi khi chưa kết hôn có được không? (năm 2022)  Còn bất cứ thắc mắc gì quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài tư vấn hoặc gửi thư về các thông tin dưới đây. Chúng tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến dống góp của quý khách hàng trên cả nước để chung tôi ngày một chuyên nghiệp hơn.

Hotline: 19003330

Zalo: 084 696 7979

Gmail: [email protected]

Website:  accgroup.vn

 

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1107 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo