Một số nguyên nhân dẫn đến tội phạm tham nhũng

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thì công tác phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ, cuộc đấu tranh quyết liệt, vậy tham nhũng là gì? Những nguyên nhân nào dẫn đến tham nhũng sẽ được phân tích cụ thể hơn trong bài viết dưới đây:
Một số vấn đề về tội phạm tham nhũng
Một số nguyên nhân dẫn đến tội phạm tham nhũng

1. Tham nhũng là gì?

UNCAC không đưa ra một định nghĩa về tham nhũng mà chỉ xác định một tập hợp những hành vi cần được coi là tham nhũng, vì lí do:

+ Quan niệm chung khiến nhiều nước không tham gia công ước bởi có sự khác nhau giữa các xã hội;

+ Đây là khái niệm động;

+ Cách tiếp cận miêu tả: giúp trung hòa các quan niệm, để mở cho sự nhận thức về tham nhũng.

- Tham nhũng: lạm dụng, phá hoại, vi phạm => hành vi trái phép, bất hợp pháp

- Theo World Bank: “ Tham nhũng là hành vi lạm dụng quyền lực công để thu lợi ích riêng” ( The abuse of public office for private gain )

- Theo Transparency International: “ Tham nhũng là hành động lạm dụng quyền lực được giao để làm giàu bất chính hoặc bất hợp pháp cho bản thân hoặc cho những người thân cận của một bộ phận nhân viên công quyền, có thể là các nhà chính trị hoặc viên chức”

Ngân hàng phát triển châu Á: “Tham nhũng là sự lạm dụng quyền lực công hoặc tư để thu lợi riêng.”

Luật phòng, chống tham nhũng Việt Nam 2018 định nghĩa: 

“ Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”

+ Người có chức vụ, quyền hạn là gì? (khoản 2 điều 3): do bổ nhiệm, bầu cử, tuyển dụng, hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

Nhận xét: Pháp luật Việt Nam tập trung điều chỉnh vấn đề tham nhũng ở khu vực công

- Tham nhũng là hành vi trái pháp luật của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng, xâm phạm đến lợi ích cá nhân, tổ chức, nhà nước, xã hội

- Có 2 yếu tố cấu thành:

+ Làm trái/lạm dụng quyền lực: hàm ý hành động tham nhũng có động cơ cố ý

+ Thu lợi riêng: không chỉ do người có chức vụ thực hiện, mà còn cho người thân, họ hàng người đó

- Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn để lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi

- Người có chức vụ, quyền hạn là người được bổ nhiệm, bầu cử, tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó là:

+ Cán bộ, công chức, viên chức

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan đơn vị thuộc quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kĩ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân

+ Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp

+ Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức

+ Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

Tham nhũng là hành vi trái pháp luật của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đang, xâm phạm đến lợi ích cá nhân, tổ chức, nhà nước, xã hội

Bản chất của tham nhũng:  Tham nhũng mang bản chất là những hành vi phi nghĩa, phi pháp, gắn liền với sự lạm dụng quyền lực, là sự tha hóa của quyền lực

+ Mục đích: thu lợi riêng cho cá nhân hay người thân của kẻ thực hiện

+ Chủ thể đặc biệt: thường là người được giao thẩm quyền nhất định, có chức quyền hay vị thế trong xã hội

=> Power tends to corrupt, and absolute power corrupts absolutely

- Chỉ có thể kiềm chế, giảm thiểu chức không thể triệt để xóa bỏ: “Chúng ta chỉ có thể hoàn toàn triệt tiêu tham nhũng khi xóa bỏ nhà nước mà thôi”

=> Mang tính cố hữu của mọi nhà nước, bất kể thể chế chính trị nào

2. Những nguyên nhân của tham nhũng

2.1. Nguyên nhân chung:

- Những nguyên nhân chung dẫn đến tham nhũng bao gồm:

+ Quản lý nhà nước yếu kém;

+ Khung pháp luật  về phòng, chống tham nhũng thiếu đầy đủ hoặc không được thi hành hiệu quả;

+ Cơ chế và hệ thống cơ quan phòng, chống tham nhũng quốc gia chưa được xây dựng hoặc hoạt động hình thức;

+ Khủng hoảng chính trị, xã hội, kinh tế  ảnh hưởng tới đạo đức của đội ngũ công chức;

+ Lương của đội ngũ công chức quá thấp, không đủ nuôi bản thân họ và gia đình;

+  Thể chế chính trị và truyền thống văn hóa hàm chứa những yếu tố ủng hộ hay khoan dung với hành vi tham nhũng...

- Luận giải nguyên nhân:

+ Thuyết duy tâm tác nhân: do bản thân người xấu làm việc xấu

+ Thuyết duy vật cấu trúc (quan trọng): do thể chế

+ Thuyết duy tâm cấu trúc: do bối cảnh văn hóa

- Yếu tố “chốt” kiềm chế và kiểm soát tham nhũng

+ Accountability: Trách nhiệm giải trình

+ Integrity: Sự liêm chính

+ Transparency: Tính minh bạch

- Tác nhân tạo thuận lợi cho tham nhũng

+ Monopoly: Sự chuyên quyền, độc đoán

+ Discretion: Sự tùy ý hành động do thiếu sự kiểm soát

2.2. Nguyên nhân dẫn đến tham nhũng ở Việt Nam

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Tổ chức, hoạt động, phân hóa chức năng của hệ thống chính trị nói chung còn nhiều khuyết điểm

+ Cơ chế, chính sách, pháp luật chưa hoàn thiện

+ Người đứng đầu các tổ chức chưa nhận thức đầy đủ về tham nhũng

+ Chưa phân hóa rõ nhiệm vụ của hệ thống cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng

+ Pháp luật tham nhũng chưa đủ mạnh, hữu hiệu

+ Công tác tuyên truyền mang tính phong trào

- Nguyên nhân khách quan:

+ Mức sống thấp, trình độ quản lý nhà nước, pháp luật hạn chế, đang trải qua quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế.

+ Mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường (cạnh tranh, phân hóa,..)

3. Nội dung chính trong quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tham nhũng và phòng, chống tham nhũng.

Tham nhũng và phòng, chống tham nhũng là một phần quan trọng trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thể hiện qua những bài viết và phát biểu của Người về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí và tệ quan liêu.

Ngay từ khi còn đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã quan tâm đến vấn đề tham nhũng. Người viết nhiều bài báo, phóng sự tố cáo nạn tham nhũng trong các loại quan chức chính quyền thực dân ở Đông Dương, coi tham nhũng là hiện tượng bản chất của chế độ thực dân nửa phong kiến. Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” viết bằng tiếng Pháp: Người vạch ra các thủ đoạn phung phí tiền của dân cho việc tham quan, triển lãm, tiếp khách, giải trí, mua sắm biệt thự, xe cộ, các thủ đoạn rút tiền từ việc nhận thầu các công trình xây dựng, làm đường, khai man để rút tiền công quỹ, chi tiêu sử dụng cho riêng mình. Người khẳng định, tệ tham ô cùng các thủ đoạn bóc lột làm cho gánh nặng thuế khoá đè lên vai người dân thuộc địa.

Từ những ngày đầu mới thành lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác đấu tranh chống tham nhũng. Người kịch liệt lên án thói cậy thế: "Cậy mình ở trong ban này nọ ngang tàng phóng túng muốn sao làm vậy, coi khinh dư luận không nghĩ đến dân, quên rằng dân đã bầu mình ra để làm việc cho dân, chứ không cậy thế với dân". Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất sớm nhận thức được tính chất nguy hiểm của tham nhũng– tệ nạn làm cho đội ngũ cán bộ cách mạng bị tha hóa biến chất, không còn là "người đầy tớ của nhân dân", làm cho dân mất lòng tin và bất bình với chính quyền mới. Trong đó, theo Người,tham ô là kẻ thù bên trong của cách mạng, là "tội lỗi đê tiện nhất trong xã hội". Người chỉ rõ bản chất của tham ô là: "..lấy của công làm tư", là hành vi "trộm cướp".

Theo Hồ Chủ tịch, đặc trưng nổi bật của hành vi tham ô chính là việc biến "của công" thành "của tư". Bất cứ hành vi nào lấy "của công" làm "của tư" cũng đều bị Hồ Chủ tịch coi là hành vi tham ô. Đây chính là hành vi tham nhũng hiểu theo nghĩa rộng. Theo nghĩa này, chủ thể hành vi tham ô không chỉ là cán bộ, công chức - những người nắm chức vụ, quyền hạn nhất định trong bộ máy nhà nước. Người dân bình thường nếu như "ăn cắp của công, khai gian lậu thuế" cũng có thể là chủ thể của hành vi tham ô.

Sâu sắc hơn, Hồ Chủ tịch còn chỉ ra một hình thức tham ô rất tinh vi, rất khó nhận thấy trong cuộc sống, đó là tham ô gián tiếp. tham ô đặc biệt. Tuy không nhanh chóng gây hậu quả nghiêm trọng bằng những hành vi trực tiếp chiếm đoạt tài sản công, nhưng "tham ô gián tiếp" xảy ra hàng ngày, thường xuyên, liên tục, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động đúng đắn của bộ máy nhà nước, hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước, là một trong những mối nguy hại lớn đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước.

Hồ Chủ tịch cũng đã chỉ ra nguyên nhân của tệ tham nhũng. Theo Người, tham nhũng là những căn bệnh nguy hiểm. Muốn chống tham nhũng hiệu quả, cần phải tìm hiểu nguồn gốc, nguyên nhân của chúng. Bác khẳng định: "Tham ô, lãng phí đều do bệnh quan liêu gây ra" .

3.1. Quan liêu

+ Quan liêu: Người chỉ rõ tệ quan liêu chính là căn nguyên sâu xa, nguyên nhân trực tiếp, là điều kiện của tham ô, lãng phí.

Người khẳng định nơi nào có có tệ quan liêu thì ở đó có tham ô, lãng phí; mà quan liêu càng nặng thì tham ô, lãng phí càng nhiều. Theo Hồ Chủ tịch, quan liêu là "bệnh giấy tờ, bệnh hình thức, không thực tế, là xa quần chúng, không theo đường lối quần chúng, làm không đúng chính sách của Chính phủ và đoàn thể".

Người mắc căn bệnh quan liêu còn có biểu hiện "đối với công việc thì trọng hình thức, mà không xem xét về mọi mặt, không vào sâu vấn đề. Chỉ biết khai hội nghị, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy chứ không kiểm tra đến nơi, đến chốn".

Không những bản thân người cán bộ mắc bệnh quan liêu có hành vi tham nhũng để chiếm đoạt của công làm của tư, thỏa mãn lợi ích cá nhân mà việc buông lỏng quản lý, điều hành, giáo dục cán bộ không đến nơi, đến chốn, bao che, ô dù dẫn đến việc xẩy ra tham ô của cán bộ cấp dưới, gây thiệt hại, thất thoát tài sản của Nhà nước, thời giờ, công sức của nhân dân.

3.2. Tham ô

+ Tham ô: Hồ Chủ tịch khẳng định, tham ô là: "bạn đồng minh của thực dân, phong kiến", là "kẻ thù  của nhân dân, của bộ đội, của Chính phủ”

Trước hết và trực tiếp, nó gây ra thiệt hại cho tài sản nhà nước, của nhân dân, tiếp đó nó làm suy yếu bộ máy nhà nước, suy yếu tổ chức, gây thiệt hại cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Tham ô còn làm tha hóa, suy thoái đạo đức cách mạng, ý chí vượt khó của cán bộ, nhân dân, xói mòn lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước.

Một bộ phận cán bộ do tham ô, quan liêu, lãng phí, do mưu lợi cá nhân, chỉ nghĩ đến hưởng thụ đã thoái hóa, biến chất, không giữ được đạo đức cách mạng. Điều này đã "làm chậm trễ công cuộc kháng chiến và kiến quốc của ta", làm giảm sức chiến đấu của Đảng, giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, làm hại đến sự nghiệp cách mạng".

4. Quan điểm chính của Đảng Cộng sản Việt Nam về tham nhũng và phòng, chống tham nhũng

Kể từ khi Đổi mới, cùng với những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế, xã hội, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí cũng lan rộng và có diễn biến ngày càng phức tạp. Chính vì vậy, các đại hội Đảng gần đây đều đề cập đến vấn đề phòng, chống tham nhũng. Bên cạnh đó, có một số nghị quyết trung ương được thông qua đề cập riêng về vấn đề này.

+ Đảng đã cảnh báo nguy cơ quan liêu, tham nhũng là một thách thức lớn đối với sự nghiệp đổi mới, và đã đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tệ nạn này.

+ Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), khóa VIII và Kết luận của Hội nghị Trung ương 4, khóa IX, vấn đề phòng, chống tham nhũng tiếp tục được đề cập và phân tích, mở đường cho việc ban hành các Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 ( sửa đổi, bổ sung 2007, 2012).

Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã được tăng cường và đạt một số kết quả nhất định. Nhiều vụ tham nhũng lớn, phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng bị phát hiện, xử lý kiên quyết; những cán bộ sai phạm, trong đó có những cán bộ cấp cao, đã được xử lý nghiêm minh theo kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bước đầu tạo được niềm tin trong nhân dân, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tạo cơ sở tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Mặc dù vậy, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng vẫn chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra, chưa tạo được chuyển biến căn bản tình hình. Đại hội X đã chỉ rõ: "Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và  toàn xã hội" .

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thông qua Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa X) về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, chống lãng phí". Đây là văn kiện thể hiện tập trung, toàn diện và cụ thể nhất quan điểm, đường lối của Đảng về phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (340 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo