Chưa đủ 18 tuổi có được tham gia tố tụng?

Người chưa đủ 18 tuổi có được tham gia tố tụng ? Đây là một câu hỏi mà khá nhiều phụ huynh thắc mắc mỗi khi con mình có liên quan đến pháp luật. Vậy cùng giải đáp thắc mắc này thông qua bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC nhé.

1. Người chưa đủ 18 tuổi

Theo quy định tại Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 thì người chưa thành niên được quy định cụ thể như sau:

- Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

- Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

- Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Căn cứ quy định mà Ban biên tập đã trích dẫn trên đây thì người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám ( 18 ) tuổi.

Vậy người chưa đủ 18 tuổi gọi là người chưa thành niên

2. Người chưa đủ 18 tuổi tham gia tố tụng dân sự

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, các đương sự, trong đó bao gồm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng phải có đầy đủ năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự.

Năng lực pháp luật tố tụng dân sự là khả năng đương sự có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng dân sự do pháp luật quy định. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều có năng lực pháp luật tố tụng dân sự như nhau trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.

Dựa vào đâu để xác định một người có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự?

Theo quy định tại Điều 69 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, năng lực hành vi tố tụng dân sự được xác định như sau:

  • Đương sự là người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự.
  • Đương sự là người chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự và việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ tại Tòa được thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp.
  • Đương sự là người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
  • Đương sự là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình được tự mình tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự đó. Trong trường hợp này, Tòa án có quyền triệu tập người đại diện hợp pháp của họ tham gia tố tụng. Còn đối với những việc khác, việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.

3. Người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan

Trước hết muốn xác định được tư cách pháp lý của đương sự tham gia tố tụng thì phải xác định được đó là vụ án dân sự hay là việc dân sự. Dấu hiệu cơ bản nhất đó là dựa vào yếu tố có tranh chấp hay không. Nếu có tranh chấp xảy ra thì đây là vụ án dân sự và ngược lại, nếu không có tranh chấp xảy ra thì có thể xác định đây là việc dân sự. Việc dân sự được hiểu là việc cá nhân, tổ chức không có tranh chấp nhưng yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó. Còn vụ án dân sự là trường hợp cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

Như vậy, trong trường hợp của bạn đã có xuất hiện tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động nên được coi là vụ án dân sự.

Theo quy định tại Điều 68 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, đương sự trong vụ án dân sự bao gồm nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người không trực tiếp khởi kiện hoặc bị người khác khởi kiện nhưng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình hoặc theo đề nghị của các đương sự khác và được Tòa án chấp nhận cho họ tham gia tố tụng tại phiên tòa với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Trong trường hợp, khi giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người khác mà người này không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng tại phiên tòa với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ và để đảm bảo cho hoạt động xét xử được hiệu quả.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (652 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo