Kinh nghiệm làm kế toán dịch vụ chuyên nghiệp [2024]

Các dịch vụ kế toán hiện nay đang trở nên dần phổ biến ở những doanh nghiệp tại Việt Nam. Việc sử dụng loại hình dịch vụ này đã giúp cho doanh nghiệp xử lý các vấn đề liên quan đến kế toán, thuế. Vậy kế toán viên cần những kinh nghiệm gì để thực hiện các dịch vụ đó? Hãy tìm hiểu Kinh nghiệm làm kế toán dịch vụ qua bài viết sau đây.

Kinh nghiệm làm kế toán dịch vụ
Kinh nghiệm làm kế toán dịch vụ

1.   Những công việc mà dịch vụ kế toán Luật ACC cung cấp cho khách hàng

Tư vấn việc sử dụng hóa đơn đầu vào, đầu ra hợp lý.

Nhận hóa, đơn chứng kế toán từ tận nơi.

Luật ACC sẽ tiến hành lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của toàn công ty, phân loại theo thuế suất;

Luật ACC sẽ theo dõi báo cáo tình hình nộp ngân sách, tồn đọng ngân sách, hoàn thuế của công ty

Luật ACC sẽ tiến hành đối chiếu số liệu báo cáo thuế của các cơ sở giữa báo cáo với quyết toán;

  Luật ACC sẽ tiến hành lập kế hoạch thuế giá trị gia tăng thu nhập doanh nghiêp, nộp ngân sách;

Lập các sổ chi tiết tính giá thành sản phẩm, sổ kho hàng hoá, phải thu, phải trả.

Lập các mẫu biểu phân bổ, khấu hao…theo quy định.

Lập bảng lương, các mẫu biểu liên quan đến lao động.

Lập sổ cái các tài khoản.

>>>> Để tìm hiểu thêm về dịch vụ kiểm toán, mời các bạn tham khảo tiếp thông tin dưới đây: Dịch vụ kế toán

2.   Bảng giá các gói dịch vụ kế toán tại Luật ACC

Mô tả dịch vụ Loại Hình Doanh thu Hóa đơn Phí dịch vụ

I. Lập và gửi báo cáo thuế hàng quý:– Lập và gửi tờ thuế GTGT hàng tháng/quý– Lập và gửi tình hình sử dụng hóa đơn tháng/quý (BC26)– Lập và gửi tờ khai thuế TNCN Tạm tính tháng/quý 

II. Thực hiện sổ sách kế toán hàng tháng

III. Thực hiện quyết toán thuế hàng năm– Quyết toán thuế TNCN– Quyết toán thuế TNDN– Lập báo cáo tài chính năm: bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh BCTC. Và tư vấn theo thông tư, nghị định và luật thuế mới– Giá dịch vụ chưa bao gồm 10% VAT 

DỊCH VỤ Không phát sinh 0,3 triệu
100 triệu 20 tờ 0,8 triệu
Trên 100 – 300 triệu 30 tờ 1,2 triệu
Trên 300 – 500 triệu 50 tờ 1,6 triệu
Trên 500 – 1 tỷ 2,0 triệu
Trên 1 tỷ Thỏa thuận
SẢN XUẤT Không phát sinh 0,3 triệu
100 triệu 20 tờ 1 triệu
Trên 100 – 300 triệu 30 tờ 1,5 triệu
Trên 300 – 500 triệu 50 tờ 2,0 triệu
Trên 500 – 1 tỷ 2,5 triệu
Trên 1 tỷ Thỏa thuận
THƯƠNG MẠI Không phát sinh 0,3 triệu
100 triệu 20 tờ 1 triệu
Trên 100 – 300 triệu 30 tờ 1,5 triệu
Trên 300 – 500 triệu 50 tờ 2,0 triệu
Trên 500 – 1 tỷ 2,5 triệu
Trên 1 tỷ Thỏa thuận

3.   Lợi ích khi sử dụng dịch vụ kế toán trọn gói giá rẻ của ACC

Được tư vấn trọn vẹn và đầy đủ các vấn đề về thuế, kế toán

Được tư vấn thuế tối ưu số thuế phải đóng theo đúng quy định pháp luật

Luôn bảng giá trọn gói, cam kết theo hợp đồng

Chịu trách nhiệm hoàn toàn các vấn đề về kế toán, thuế theo hợp đồng đã ký kết

Không cần đi lại và an tâm kinh doanh vì ACC chịu hoàn toàn trách nhiệm hồ sơ của doanh nghiệp bạn

4.     Khách hàng có thể tìm đến dịch vụ kế toán của Luật ACC ở đâu?

Với hệ thống các văn phòng làm việc đang được triển khai trên toàn quốc, ACC Group luôn sẵn sàng mang đến cho khách hàng ngay cả các tỉnh thành lớn như dịch vụ kế toán doanh nghiệp Hà Nội, dịch vụ kế toán TP. HCM, dịch vụ kế toán tại Đà Nẵng,…

ACC sẽ thực hiện hầu hết tất cả các công việc liên quan đến thủ tục kế toán và thuế để đảm bảo hoàn thiện tính pháp lý, đúng quy định cho quý công ty. Ngoài ra ACC hỗ trợ tư vấn các vướng mắc liên quan khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

5.   Những yêu cầu của kế toán dịch vụ khi lập báo cáo tài chính

Kinh Nghiem Lam Ke Toan Dich Vu Chuyen Nghiep
Kinh nghiệm làm kế toán dịch vụ chuyên nghiệp [2023]

Trung thực:Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Đầy đủ:Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.

Kịp thời: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ.

Dễ hiểu: Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng. Thông tin về những vấn đề phức tạp trong báo cáo tài chính phải được giải trình trong phần thuyết minh.

Có thể so sánh: Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính toán và trình bày nhất quán.

6.   Quy trình hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong dịch vụ kế toán

Các hoạt động, sản xuất hàng ngày xảy ra tại doanh nghiệp sẽ được kế toán thu thập chứng từ, tính toán và tổng hợp lại từ các phòng ban khác.

Bước 2: Lập các chứng từ kế toán gốc

Việc lập các chứng từ gốc giúp kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thực tế. Những tài liệu này được kế toán sắp xếp một cách hợp lý nhằm phục vụ cho việc rà soát

Bước 3: Ghi các sổ kế toán

Kế toán doanh nghiệp tiến hành ghi chép, nhập liệu chứng từ vào các sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết,…

Bước 4: Thực hiện các bút toán điều chỉnh và kết chuyển

Vào thời điểm kết thúc niên độ, kế toán doanh nghiệp phải xử lý các bút toán điều chỉnh như khấu hao tài sản cố định, phân bổ các khoản chi phí,… từ đó kết chuyển những khoản doanh thu, chi phí hình thành kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.

Bước 5: Lập bảng cân đối số phát sinh

Phân loại từng khoản mục cụ thể từ đó lập các bảng cân đối phát sinh để xem tình hình biến động của các đối tượng kế toán trong kỳ như thế nào. Sau đó, kết hợp với các sổ sách lập báo cáo tài chính.

Bước 6: Lập bộ báo cáo tài chính, quyết toán thuế.

Đây được coi là bước quan trọng nhất vì gồm nhiều hoạt động phức tạp, đòi hỏi kế toán doanh nghiệp phải thận trọng. Và cần phải áp dụng 4 mẫu báo cáo chính: báo cáo tình hình tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính.

7.   Những phần mềm hỗ trợ kế toán dịch vụ trong công việc

Hiện nay, sự ra đời của các phần mềm kế toán đã phần nào tiết kiệm được thời gian xử lý các số liệu và mang lại độ chính xác cao. Dưới đây, là một số phần mềm có những tiện ích ưu việt nhất.

1.       Phần mềm kế toán WINTA

Được phát triển trên công nghệ hiện đại, Cơ sở dữ liệu tiên tiến, độ bảo mật cao. Đặc biệt phần mềm kế toán Winta ứng dụng cho đa ngành nghề quản lý nhiều chi nhánh, ngành hàng, giao diện đa ngôn ngữ. Phần mềm có 02 dạng là Đóng gói có sẵn và Thiết kế chỉnh sửa theo đặc thù của doanh nghiệp. Cập nhật các thông tư mới nhất, đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ theo quy định của Bộ tài chính.

2.       Phần mềm kế toán MISA

Phần mềm đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ tài chính – kế toán của doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực: thương mại, dịch vụ, sản xuất và xây lắp, ...Phần mềm có thể đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính – kế toán theo đúng thông tư 133/2016/TT-BTC và 200/2014/TT-BTC. Giúp nhà quản trị theo dõi tình hình tài chính mọi lúc mọi nơi. Ngoài ra phần mềm còn tích hợp trực tiếp phần mềm hóa đơn điện tử, ngân hàng điện tử. Các chức năng này được kết nối thẳng với Tổng cục Thuế giúp tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí kê khai thuế, sử dụng hóa đơn, giao dịch ngân hàng.

3.       Phần mềm Smart Pro

Đây là một phần mềm dễ sử dụng, có thể in chứng từ sổ sách kế toán không giới hạn, BCTC. Phần mềm sở hữu công nghệ lọc dữ liệu thông minh. Người sử dụng có thể dễ dàng dễ dàng lọc và phân tích dữ liệu giống như Subtotal và PivotTable của Excel. Tốc độ xử lý dữ liệu nhanh, giúp kế toán viên có thể thao tác tốt hơn. Phần mềm Smart Pro cũng được đánh giá là đơn giản, dễ sử dụng, nhập dữ liệu nhanh do áp dụng công nghệ 1 Màn hình nhập liệu mà không chia theo phân hệ, dễ quản lý, bảo trì & nâng cấp chỉnh sửa theo biểu mẫu báo cáo mới của Bộ Tài Chính, khi đang nhập phát sinh bạn có thể mở các danh mục hồ sơ ra xem.

8. Những câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc hoạt động kiểm toán?

Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và báo cáo kiểm toán. Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam; đối với công việc kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán mà yêu cầu áp dụng chuẩn mực kiểm toán khác thì phải tuân thủ chuẩn mực kiểm toán đó. Độc lập, trung thực, khách quan. Bảo mật thông tin.

Điều kiện đăng ký hành nghề kiểm toán?

 Là kiểm toán viên; Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu tháng trở lên; Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức.

Các loại doanh nghiệp được kinh doanh dịch vụ kiểm toán?

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán đối với doanh nghiệp tư nhân?

– Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật;

– Có ít nhất 05 kiểm toán viên hành nghề, trong đó tối thiểu phải có chủ doanh nghiệp tư nhân;

– Chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời là giám đốc.

Trên đây là toàn bộ nội dung về Kinh nghiệm làm kế toán dịch vụ chuyên nghiệp [2023] do Luật ACC cung cấp. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1041 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo