Không đăng ký kinh doanh có được xuất hóa đơn không?

Theo quy định hiện hành, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không còn ghi nhận ngành nghề kinh doanh. Vậy nếu doanh nghiệp kinh doanh và xuất hóa đơn đối với các ngành nghề không đăng ký thì có hợp pháp hay không? Câu trả lời sẽ đươc ACC gửi gắm đến bạn đọc thông qua bài viết: “ Không đăng ký kinh doanh có được xuất hóa đơn không?”

1. Hóa đơn là gì? 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 51/2010/NĐ-CP, hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật . Khoản 3 Điều 4 Nghị định này quy định về nội dung chính của hóa đơn, bao gồm:

  • Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn, tên liên hóa đơn. Đối với hóa đơn đặt in còn phải ghi tên tổ chức đã nhận in hóa đơn;
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;
  • Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, số tiền thuế giá trị gia tăng trong trường hợp là hóa đơn giá trị gia tăng;
  • Tổng số tiền thanh toán, chữ ký người mua, chữ ký người bán, dấu người bán (nếu có) và ngày, tháng, năm lập hóa đơn.

Về ý nghĩa, hóa đơn là căn cứ để tính thuế, có ý nghĩa như một biên lai hay giấy biên nhận, hạch toán doanh thu cho doanh nghiệp...

Hóa đơn có 4 loại:

  • Hóa đơn GTGT: là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ 
  • Hóa đơn bán hàng: Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp
  • Hóa đơn khác gồm: tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm…
  • Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng… hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.

Hóa đơn tồn tại dưới 3 hình thức:

  • Hóa đơn điện tử
  • Hóa đơn tự in
  • Hóa đơn đặt in

2. Trường hợp nào phải xuất hóa đơn?

Về nguyên tắc khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ các chủ thể kinh doanh phải có nghĩa vụ xuất hóa đơn cho khách hàng. Đây là một trong những việc cần thiết nhằm đảm bảo tính hợp pháp cho các giao dịch mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong kinh doanh. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ không phải xuất hóa đơn. Cụ thể, Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC:

  • Hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh
  • Trường hợp cơ sở kinh doanh tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định (tài sản cố định tự làm) để phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì khi hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao, cơ sở kinh doanh
  • Trường hợp xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả, nếu có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp, cơ sở kinh doanh
  • Cơ sở kinh doanh có sử dụng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ, luân chuyển nội bộ phục vụ cho sản xuất kinh doanh như vận tải, hàng không, đường sắt, bưu chính viễn thông 

Như vậy, nếu cung ứng hàng hóa dịch vụ thuộc một trong các trường hợp trên thì không phải lập hóa đơn. Ngược lại, nếu không thuộc một trong các trường hợp vừa nêu thì bắt buộc phải xuất hóa đơn.

3. Không đăng ký kinh doanh có được xuất hóa đơn không?

Không đăng ký kinh doanh có được xuất hóa đơn không? Đó là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, bởi lẽ trên thực tế tình trạng doanh nghiệp xuất hóa đơn đối với các ngành nghề không thuộc ngành nghề đã đăng ký khá phổ biến. 

Xem xét quy định về việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp: Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng. Vậy, việc xuất hóa đơn đối với ngành nghề kinh doanh không đăng ký không thuộc trường hợp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. 

Thêm vào đó, theo tinh thần hướng dẫn của Công văn 1387/TCT-KK năm 2015 về kê khai nộp thuế giá trị gia tăng do Tổng cục Thuế ban hành thì: "chấp nhận việc kê khai thuế GTGT đầu vào đối với hoạt động kinh doanh ngành, nghề không thuộc ngành, nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh"

Như vậy, việc xuất hóa đơn đối với ngành nghề không đăng ký không bị xem là bất hợp pháp. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.

4. Những câu hỏi thường gặp về xuất hóa đơn

Câu hỏi 1: Xuất hóa đơn với ngành nghề không đăng ký thì sẽ bị phạt như thế nào?

Như đã phân tích, việc xuất hóa đơn với ngành nghề không đăng ký không bị coi là hành vi bất hợp pháp, tuy nhiên nếu doanh nghiệp không kịp thời thông báo đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày.
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.

Thêm vào đó còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký thay đổi các nội dung Giấy chứng nhận doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp cần thông báo thay đổi trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi, tránh việc bị xử phạt.

Câu hỏi 2: Nếu xuất hóa đơn với ngành nghề không đăng ký sau đó mới đăng ký bổ sung ngành nghề đó thì có bị xử phạt không?

Như đã trình bày, doanh nghiệp sẽ không bị xử phạt với hành vi xuất hóa đơn với ngành nghề chưa đăng ký mà có thể bị xử phạt với hành vi không thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Sẽ xảy ra 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Xuất hóa đơn với ngành nghề không đăng ký và thực hiện thông báo đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ khi có thay đổi. Trường hợp này sẽ không bị xử phạt.

Trường hợp 2: Xuất hóa đơn với ngành nghề không đăng ký và thực hiện thông báo đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn 10 ngày kể từ khi có thay đổi. Tùy vào thời gian quá hạn mà mức phạt tiền sẽ khác nhau.

Câu hỏi 3:  Khi bán hàng hóa, dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mà người mua không lấy hóa đơn thì người bán có phải lập hóa đơn không?

Nếu không thuộc một trong các trường hợp không phải xuất hóa đơn thì trong trường hợp này, người bán vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn”. 

Câu hỏi 4: Ngoài các nội dung bắt buộc theo luật định thì có thể đề thêm các thông tin khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh trên hóa đơn không?

 Chủ thể kinh doanh có thể tạo thêm các thông tin khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, các thông tin tạo thêm phải đảm bảo phù hợp với pháp và không che khuất, làm mờ các nội dung bắt buộc theo luật định.

5. Dịch vụ tư vấn xuất hóa đơn của ACC

Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn, lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp để tiến hành tư vấn chuyên sâu và đầy đủ những vướng mắc, vấn đề khách hàng đang gặp phải liên quan đến nghĩa vụ xuất hóa đơn của doanh nghiệp.

Với những ưu điểm: 

  • Đội ngũ nhân sự đông đảo, có kinh nghiệm thực tế trong việc đăng ký giấy phép kinh doanh đưa đến dịch vụ tư vấn cho quý khách hàng một cách tận tình, chu đá.
  • Thái độ làm việc chuyên nghiệp và môi trường hòa đồng luôn hết mình sẽ tạo được niềm tin từ quý khách hàng. 
  • ACC là nơi có chi phí hợp lý và phù hợp điều kiện khách hàng, tùy thuộc theo từng hình thức dịch vụ ACC cung cấp dịch vụ mọi lúc.

Nếu có nhu cầu tư vấn về các vấn đề liên quan đến xuất hóa đơn, hãy liên hệ với chúng tôi qua:

  • Tư vấn pháp lý: 1900.3330
  • Zalo: 084.696.7979

Mail: [email protected]

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (919 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo