Hiến máu nhân đạo là gì? Tiêu chuẩn của người hiến máu nhân đạo.

Hiến máu nhân đạo là một hành động đẹp giúp ích cho xã hội, nhưng có phải trường hợp nào cũng hiến được hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc hiểu hơn về việc hiến máu nhân đạo. Hiến máu nhân đạo là gì? Tiêu chuẩn của người hiến máu nhân đạo.

Hiến máu nhân đạo là gì? Tiêu chuẩn của người hiến máu nhân đạo.

1. Hiến máu nhân đạo là gì?

    Máu là chất lỏng quan trọng để cơ thể hoạt động, là năng lượng giúp con người có sự sống. Hàng ngày, có hàng trăm ngàn bệnh nhân trên khắp nơi đang đối mặt với những khó khăn về sức khoẻ và cần có máu để chữa trị bệnh tật hoặc thực hiện các phẫu thuật quan trọng. 

Hiến máu nhân đạo là một hành động cao đẹp, thể hiện tinh thần nhân ái và chia sẻ của cộng đồng. Đây là việc tự nguyện lấy một lượng máu nhất định từ cơ thể của mình để cung cấp cho những người bệnh đang cần điều trị. 

2. Tiêu chuẩn của người hiến máu nhân đạo

     Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 26/2013/TT-BYT, việc hiến máu nhân đạo đòi hỏi người hiến máu phải đáp ứng một số tiêu chuẩn về tuổi, sức khỏe và các điều kiện khác nhằm đảm bảo an toàn cho cả người hiến máu và người nhận máu. Dưới đây là các tiêu chuẩn cụ thể: 

- Độ tuổi: Người hiến máu phải có đủ tuổi từ 18 đến 60 tuổi. 

- Sức khỏe: Cân nặng ít nhất 42kg đối với phụ nữ và 45kg đối với nam giới. Người có cân nặng từ 42kg đến dưới 45kg chỉ được hiến máu tối đa 250 ml mỗi lần. Người có cân nặng 45 kg trở lên được phép hiến máu toàn phần không quá 09 ml/kg cân nặng và không quá 500 ml mỗi lần.

  • Không mắc các bệnh mạn tính hoặc cấp tính về nhiều lĩnh vực sức khỏe như tâm thần, hô hấp, nội tiết, máu,...
  • Không mang thai (đối với phụ nữ).
  • Không có tiền sử lấy, hiến, ghép bộ phận cơ thể.
  • Không nghiện ma tuý, nghiện rượu.
  • Không có khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng.
  • Không sử dụng một số thuốc cụ thể quy định cụ thể tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 26/2013/TT-BYT. 
  • Không mắc các bệnh lây truyền qua đường máu hoặc qua đường tình dục.

- Lâm sàng:

  • Tỉnh táo, tiếp xúc tốt.
  • Huyết áp và nhịp tim trong khoảng biểu hiện. Huyết áp tâm thu trong khoảng 100mgHg đến dưới 160mmHg và tâm trương trong khoảng từ 60mmHg đến dứoi 100mmHg.
  • Không có các biểu hiện sức khỏe bất thường như gầy, sút cân nhanh, da xanh, hoa mắt, tiêu chảy,....
  • Nhịp tim đều tần số trong khoảng từ 60 đến 90 lần/phút. 

- Xét nghiệm:

  • Nồng độ hemoglobin và protein huyết thanh phải đạt mức tiêu chuẩn quy định.
  • Số lượng tiểu cầu phải đạt ít nhất 150´10^9/l.

Ngoài ra, việc quyết định được hiến máu còn phụ thuộc vào sự tuyển chọn của bác sỹ sau khi khám sức khỏe của người hiến máu. Điều này giúp đảm bảo rằng máu hiến được an toàn và đáp ứng yêu cầu chất lượng để sử dụng cho người nhận máu.

3. Khoảng thời gian tối thiểu giữa các lần hiến máu và các thành phần máu

    Quy định tại Điều 6 Thông tư 26/2013/TT-BYT quy định các khoảng thời gian tối thiểu giữa các lần hiến máu và các thành phần máu để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người hiến máu. Dưới đây là các khoảng thời gian tối thiểu được quy định:

  • Hiến máu toàn phần hoặc khối hồng cầu bằng gạn tách: Khoảng thời gian tối thiểu giữa hai lần liên tiếp hiến là 12 tuần.
  • Hiến huyết tương hoặc hiến tiểu cầu bằng gạn tách: Khoảng thời gian tối thiểu giữa hai lần liên tiếp hiến là 02 tuần.
  • Hiến bạch cầu hạt trung tính hoặc hiến tế bào gốc bằng gạn tách máu ngoại vi : Số lần hiến tối đa trong 07 ngày là ba lần.
  • Hiến xen kẽ giữa máu toàn phần và các thành phần máu khác nhau: Khoảng thời gian tối thiểu giữa các lần hiến sẽ được xem xét dựa trên loại thành phần máu đã hiến trong lần gần nhất.

Những quy định này giúp đảm bảo rằng người hiến máu không bị thiếu máu và sức khỏe của họ không bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Hiến máu nhân đạo (Hình ảnh minh hoạ)

Hiến máu nhân đạo (Hình ảnh minh hoạ)

4. Quyền lợi của người hiến máu nhân đạo

      Hiến máu nhân đạo có những quyền lợi quy định tại Điều 12 Thông tư 26/2013/TT-BYT, cụ thể sau: 

  • Được khám, tư vấn sức khỏe, được kiểm tra các xét nghiệm: huyết sắc tố, viêm gan B, HIV và một số bệnh lây truyền qua đường máu. Họ cũng được giải thích về quy trình lấy máu, các tai biến có thể xảy ra và các xét nghiệm được thực hiện trước và sau khi hiến máu.
  • Người hiến máu được đảm bảo về việc bí mật kết quả khám lâm sàng và xét nghiệm. Họ cũng được tư vấn về các bất thường phát hiện khi khám sức khỏe và hiến máu và được hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe theo quy định tại Khoản 4 Điều 17 Thông tư 26/2013/TT-BYT. 
  • Người hiến máu được chăm sóc và điều trị khi có các tai biến không mong muốn xảy ra trong và sau khi hiến máu. Họ cũng được hỗ trợ về chi phí chăm sóc và điều trị dựa trên quy định Phụ lục 4 ban hành kèm Thông tư 26/2013/TT-BYT.
  • Người hiến máu được cơ quan có thẩm quyền xem xét và quyết định về việc tôn vinh, khen thưởng và bảo đảm các quyền lợi khác về tinh thần và vật chất theo quy định của pháp luật.

5. Những trường hợp không được hiến máu. 

    Dưới đây là các trường hợp không được phép hiến máu theo quy định:

  • Người đang mắc các bệnh cấp tính hoặc mãn tính liên quan đến tâm thần, thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, nội tiết, gan mật, máu, dị ứng nặng, bệnh tự miễn, bệnh hệ thống.
  • Phụ nữ đang mang thai vào thời điểm đăng ký tham gia hiến máu tình nguyện. Phụ nữ bị bệnh rong kinh.
  • Người có tiền sử hiến, ghép, mất bộ phận trên cơ thể. Người bị nghiện rượu, nghiện ma túy.
  • Người có khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng được định nghĩa theo Luật Người khuyết tật.
  • Người đang sử dụng một số thuốc nhất định như Aspirin, clopidogrel (ức chế chức năng tiểu cầu), dutasteride, finasteride, acitretin (gây dị tật thai nhi), insulin chiết xuất từ bò (tăng nguy cơ bị bệnh bò điên), hormone tăng trưởng điều trị bệnh Creutzfeldt-Jakob (gây thoái hóa thần kinh trung ương).
  • Người đang mắc các bệnh lây nhiễm qua đường máu và chưa được điều trị khỏi hoàn toàn. Người đang mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và chưa được điều trị khỏi hoàn toàn. Người đang bị bệnh thiếu máu nếu hiến máu sẽ khiến sức khỏe suy kiệt, khó phục hồi.

6. Nguyên tắc xét nghiệm các đơn vị máu và thành phần máu trong khi hiến máu nhân đạo như thế nào?

    Theo Điều 13 Thông tư 26/2013/TT-BYT, nguyên tắc xét nghiệm trong quá trình hiến máu được quy định cụ thể như sau:

  • Xét nghiệm sàng lọc: Phải thực hiện xét nghiệm sàng lọc cho mỗi đơn vị máu, thành phần máu mà không được sử dụng kết quả xét nghiệm từ các lần hiến máu trước của người hiến máu. Trường hợp ngoại lệ được quy định tại Điều 15 Khoản 3 của Thông tư này.
  • Chất lượng xét nghiệm: Phải sử dụng các thuốc thử, sinh phẩm, dụng cụ, thiết bị xét nghiệm đảm bảo chất lượng xét nghiệm. Cần kiểm soát chất lượng sinh phẩm và kiểm tra chất lượng xét nghiệm.
  • Phương thức xét nghiệm: Thực hiện xét nghiệm phù hợp với các sinh phẩm, trang thiết bị, dụng cụ có sẵn và đã được lãnh đạo đơn vị phê duyệt.
  • Xét nghiệm tác nhân lây truyền qua đường máu: Khi xét nghiệm sàng lọc các tác nhân lây truyền qua đường máu cho đơn vị máu, thành phần máu, phải đáp ứng các yêu cầu sau: Mẫu máu xét nghiệm phải cùng nguồn gốc với đơn vị máu, thành phần máu. Có khả năng truy tìm túi máu từ mẫu máu và ngược lại. Thực hiện xét nghiệm đảm bảo độ nhạy và phòng ngừa nguy cơ âm tính giả. Kết quả xét nghiệm chỉ được dùng để kiểm soát an toàn cho đơn vị máu, thành phần máu và không được sử dụng để trả lời, tư vấn cho người hiến máu.
  • Đối chiếu kết quả xét nghiệm: Khi lấy máu từ người hiến máu nhiều lần, cần đối chiếu với kết quả xét nghiệm của đơn vị máu hiến lần gần nhất. Trong trường hợp có sự khác nhau hoặc nghi ngờ nhầm lẫn mẫu xét nghiệm hoặc hồ sơ, phải thực hiện xét nghiệm lại.
  • Xét nghiệm khẳng định tác nhân lây truyền: Khi thực hiện xét nghiệm khẳng định về các tác nhân lây truyền qua đường máu cho người hiến máu, cần đảm bảo các yêu cầu sau: Xác minh chính xác nhân thân người được lấy máu. Thực hiện xét nghiệm đảm bảo độ đặc hiệu và phòng ngừa nguy cơ dương tính giả. Kết quả xét nghiệm chỉ được dùng để trả lời, tư vấn sức khỏe cho người hiến máu và không được dùng để kiểm soát an toàn các đơn vị máu, thành phần máu.



Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (602 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo