Các Hàng Thừa Kế Theo Quy Định Của Pháp Luật (Cập Nhật 2024)

Khi tiến hành phân chia di sản theo pháp luật, chúng ta sẽ phải xét đến các hàng thừa kế tài sản đó theo quy định. Việc áp dụng pháp luật để chia di sản theo các hàng thừa kế thường khá phức tạp bởi các quy định thường chồng chéo nhau, tuy nhiên nếu chúng ta nắm vững các quy định thì trong quá trình phân chia sẽ không xảy ra sai sót. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về các hàng thừa kế tài sản và cách chia di sản theo đúng như luật định, sau đây ACC xin gửi tới các bạn một số kiến thức pháp luật về hàng thừa kế.

Căn cứ pháp lý: Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13

hang-thua-ke
Quy định về các hàng thừa kế tài sản

1. Hàng thừa kế tài sản là gì ?

Khi người chết để lại di sản, những người có quan hệ gần gũi với người để lại di sản và có đủ điều kiện để hưởng di sản thừa kế theo pháp luật sẽ được chia thành 3 hàng. Di sản của người chết sẽ được chia theo thứ tự các hàng thừa kế tài sản

Theo quy định tại bộ Luật Dân Sự năm 2015, di sản chỉ được chia theo các hàng thừa kế khi không có di chúc, hoặc di chúc không định đoạt phần tài sản đó, hoặc những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản

Để hiểu rõ hơn thế nào là di sản thừa kế, mời các bạn xem bài viết di sản thừa kế là gì

2. Pháp luật quy định thế nào về hàng thừa kế ?

Theo quy định tại điều 651 Bộ Luật Dân Sự 2015, những người đủ điều kiện thừa kế theo quy định của pháp luật sẽ được chia thành các hàng thừa kế tài sản như sau:

Hàng thứ 1 vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết
Hàng thứ 2 ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại
Hàng thứ 3  cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Cũng theo quy định tại điều này, những người ở cùng hàng thừa kế tài sản sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau và những người ở hàng sau chỉ được nhận phần di sản khi không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết hoặc không có quyền hưởng di sản hoặc bị truất quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản.

3. Người thừa kế chết, di sản thuộc về ai ?

Theo quy định tại điều 613 của Bộ Luật Dân Sự 2015 thì người thừa kế phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế, thời điểm mở thừa kế ở đây thường là ngay sau khi người để lại di sản chết. Như vậy những người nào có quyền thừa kế hoặc được chỉ định thừa kế mà chết trước người để lại di sản thì sẽ không được hưởng phần di sản đó. Cũng theo quy định tại điều 619 của bộ luật này, những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm thì cũng không được hưởng phần di sản đó. Tuy nhiên nếu người thừa kế này là con của người để lại di sản thì phần di sản mà người này đáng ra được hưởng khi còn sống sẽ thuộc về con của người thừa kế (tức là cháu của người để lại di sản), việc thừa kế này được gọi là thừa kế thế vị, được quy định tại điều 652 Bộ Luật Dân Sự 2015

Để hiểu rõ hơn về quy định này mời các bạn cùng xem qua ví dụ như sau:

Ông A có vợ là bà B cùng 3 người con là C, D, E. Ông A chết để lại di sản 800 triệu đồng. Anh C có 1 người con là M, anh B chết trước ông A. Như vậy di sản của ông A để lại sẽ được phân chia như sau:

D=E=B=M=200 triệu

Anh C vì chết trước nên không được hưởng di sản tuy nhiên do M là con của anh C nên có quyền hưởng phần mà cha mình đáng ra được hưởng nếu không chết

Trên đây là toàn bộ quy định cũng như cách phân chia di sản đối với các hàng thừa kế tài sản. Hy vọng rằng bài viết này đem đến cho các bạn những kiến thức bổ ích về các quy định của Luật Dân Sự và giúp các bạn phần nào hiểu rõ hơn

Nếu cần hỗ trợ bất cứ điều gì về pháp lý, hãy liên hệ trực tiếp với đội ngũ của ACC để được tư vấn trực tiếp.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (713 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo