Thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu tinh bột sắn năm 2024

Doanh nghiệp bạn là đơn vị chuyên sản xuất kinh doanh tinh bột sắn và đang có nhu cầu xuất khẩu sang các nước khác. Vậy muốn xuất khẩu có cần xin giấy phép xuất khẩu tinh bột sắn hay không? Thủ tục xin loại giấy phép này như thế nào? Cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.

1. Hiểu như thế nào về giấy phép xuất khẩu tinh bột sắn?

Giấy phép xuất khẩu tinh bột sắn được cấu thành từ nội hàm tinh bột sắn và giấy phép xuất khẩu.

Tinh bột sắn là loại hàng hóa khá quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nhưng định nghĩa thế nào là tinh bột sắn không phải ai cũng hiểu rõ.

Tinh bột sắn hay còn gọi là tinh bột khoai mì là sản phẩm dạng tinh bột trắng mịn được chiết xuất 100% từ củ khoai mì (sắn) tươi.Trong tự nhiên, tinh bột là một carbohydrat được hình thành trong tự nhiên với số lượng rất lớn. Nó được tìm thấy trong các loại củ, hạt, quả của các loại cây trồng. Tinh bột cung cấp cho cây nguồn năng lượng trong quá trình cây ngủ và nảy mầm. Nó cũng là nguồn năng lượng quan trọng nhất của động vật và người. Tinh bột đóng 1 vai trò sống còn trong cuộc sống của chúng ta. 

Còn giấy phép xuất khẩu là văn bản xác nhận việc cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho doanh nghiệp, cá nhân được phép xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Thông thường khi xin được giấy phép xuất khẩu thì hàng hóa đã được thỏa mãn điều kiện, tiêu chuẩn có thể xuất khẩu và có thể vận chuyển ở các phương tiện khác nhau: máy bay, tàu thủ, tàu hỏa, xe tải, container,…

Theo đó, có thể hiểu giấy phép xuất khẩu tinh bột sắn là loại giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ thể có đề nghị đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về xuất khẩu tinh bột sắn ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

2. Thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu tinh bột sắn năm 2021

Khi tiến hành thủ tục xin giấy phép xuất khẩu tinh bột sắn bạn phải thực hiện hai thủ tục cụ thể là xin giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS và giấy chứng nhân y tế - HC.

Đối với giấy chứng nhận lưu hành tự do

Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu; Giấy chứng nhận lưu hành tự do được cấp khi có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu hoặc từ phía đơn vị nước nhập khẩu; CFS là một trong những điều kiện cần và đủ để thông quan khi xuất khẩu.

Đây là loại giấy phép con nằm trong giấy phép xuất khẩu tinh bột sắn.

Quy trình cấp loại giấy chứng nhận này được quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 69/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:

Bước 1: Thương nhân gửi 01 bộ hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu tinh bột sắn trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến cơ quan cấp CFS, hồ sơ bao gồm:

- Văn bản đề nghị cấp CFS nêu rõ tên hàng, mã HS của hàng hóa, số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc số đăng ký, số hiệu tiêu chuẩn (nếu có), thành phần hàm lượng hợp chất (nếu có), nước nhập khẩu hàng hóa: 1 bản chính, thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

- Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có), bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở, các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu: 1 bản chính.

- Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa): 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

Bước 2: Xem xét hồ sơ

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp CFS thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Cấp giấy chứng nhận

Thời hạn cấp CFS không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định. Trường hợp không cấp CFS, cơ quan cấp CFS có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Lưu ý: Cơ quan cấp CFS có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất trường hợp nhận thấy việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp CFS hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định đối với CFS đã cấp trước đó.

Số lượng CFS được cấp cho hàng hóa theo yêu cầu của thương nhân.

Trường hợp bổ sung, sửa đổi CFS; cấp lại do mất, thất lạc CFS, thương nhân gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến cơ quan cấp CFS. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, cơ quan cấp CFS xem xét điều chỉnh, cấp lại CFS cho thương nhân.

Trong đó, mẫu đơn đề nghị cấp CFS theo Phụ lục III Thông tư 12/2018/TT-BCT có dạng như sau:

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP CFS

(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 

của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

TÊN THƯƠNG NHÂN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: ... / ... ... , ngày ... tháng ... năm ...

Kính gửi: [Tên Cơ quan cấp CFS]

Tên Thương nhân:

- Địa chỉ: … Số điện thoại: … Số fax: ... Email: ...

Để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, (thương nhân) đề nghị được cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với các sản phẩm, hàng hoá sau: 

STT Tên sản phẩm Số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc Số đăng ký Số hiệu tiêu chuẩn Thành phần, hàm lượng hoạt chất (nếu có) Nước nhập khẩu
1          
2          
3          

 (Thương nhân) xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trên./. 

  Người đại diện theo pháp luật của thương nhân
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu) 

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận CFS theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 12/2018/TT-BCT gồm:

- Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội - Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, địa chỉ: 25 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

- Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng - Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, địa chỉ: 7B Cách Mạng Tháng Tám, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

- Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh - Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, địa chỉ: Lầu 8, tòa nhà 12 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Giấy chứng nhân y tế

Khi bạn làm thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu tinh bột sắn cần xin thêm giấy chứng nhận y tế đối với sản phẩm của mình.

Giấy chứng nhận y tế có tên tiếng Anh là Health Certificate được viết tắt là HC được cấp cho sản phẩm tinh bột sắn khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu.

Sản phẩm tinh bột sắn sản xuất trong nước để xuất khẩu được cấp CFS khi thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu.
  • Có tiêu chuẩn công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận y tế được quy định tại Điều 16 Thông tư 52/2015/TT-BYT bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp HC theo mẫu quy định tại Phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư này.
  • Kết quả kiểm nghiệm của từng mặt hàng thuộc lô hàng xuất khẩu, gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (đối với sản phẩm đã có Quy chuẩn kỹ thuật) hoặc các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn theo quy định (đối với sản phẩm chưa có Quy chuẩn kỹ thuật), thông tin về tên mặt hàng, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng do phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận. (Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực).
  • Mẫu nhãn sản phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (trường hợp phải có) hoặc Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

Sau khi đã chuẩn bị đủ hồ sơ nêu trên thì tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh tinh bột sắn sẽ nộp hồ sơ đến Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế.

Bạn có thể nộp trực tiếp hoặc nộp theo đường bưu điện.

Ngay khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp HC, bộ phận tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra hồ sơ, vào Sổ tiếp nhận và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho tổ chức, cá nhân theo mẫu.

Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Cục sẽ phải xem xét, cấp HC theo mẫu quy định tại Phụ lục số 09, Phụ lục số 10 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do không cấp.

Như vậy để thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu tinh bột sắn được nhanh chóng bạn cần xin giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS và giấy chứng nhận y tế HC.

3. Dịch vụ xin cấp giấy phép xuất khẩu tinh bột sắn của ACC

Như vậy, qua các nội dung của bài viết giấy phép xuất khẩu tinh bột sắn  ở phần trên, đã giúp cho Quý bạn đọc hiểu được về giấy phép nhập khẩu dược liệu là gì, thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu tinh bột sắn .

Hiện nay, Quý khách đang có nhu cầu xin giấy phép xuất khẩu nhưng không có thời gian để tìm hiểu cũng như chưa nắm rõ được thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu. Có quá nhiều vấn đề khiến bạn không thể tự mình làm thủ tục xuất khẩu tinh bột sắn.

Hãy đến với ACC, với kinh nghiệm cung cấp dịch vụ đăng ký giấy phép xuất khẩu, cam kết mang tới chất lượng dịch vụ tốt nhất, nhanh chóng hoàn thành thủ tục để giúp quý khách thuận lợi trong quá trình hoạt động.

Trên đây là nội dung bài viết giấy phép xuất khẩu tinh bột sắn. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ xin cấp giấy phép xuất khẩu, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giấy phép xuất khẩu một cách nhanh chóng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (661 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo