Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sổ xanh là gì? (Cập nhật 2024)

Khái niệm sổ đỏ, sổ hồng là vô cùng phổ biến khi nhắc đến các vấn đề về quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, bên cạnh sổ hồng, sổ đó thì vẫn đang tồn tại một loại sổ khác đó là sổ xanh mà thực tế rất ít người biết đến. Vậy sổ xanh hay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sổ xanh là gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu với Luật ACC ở bài viết dưới đây nhé?

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sổ xanh là gì?

Tên Pháp Lý: Giấy Chứng Nhận Quyền Sở Hữu Đất lâm nghiệp.
Đặc điểm: Loại sổ này là sổ có thời hạn
Đơn vị cấp: Do lâm trường giao cho dân quản lý, sử dụng và trồng rừng, lâm trường sẽ thu hồi nếu địa phương chưa có chủ trương giao lại đất cho dân.
Sổ xanh là tên gọi chung của loại giấy chứng nhận về đất đai và bất động sản nói chung, dựa trên màu sắc của sổ. Đây là cuốn sổ màu xanh do lâm trường phát hành dành cho những người dân khai thác, quản lý và trồng rừng có thời hạn (hay còn gọi là hình thức cho thuê đất). Khi hết thời hạn sử dụng đất, lâm trường sẽ nhận lại nếu nơi đó chưa có chủ trương giao lại đất cho người dân.
Theo quy định của Luật đất đai 2013, sổ xanh thuộc nhóm đất nông nghiệp. Đây là lý do vì sao sổ xanh còn được gọi với một cái tên khác là sổ xanh đất nông nghiệp. Đất sổ xanh bao gồm 3 loại: đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng.
Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng đất Sổ Xanh
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sổ xanh là gì?

2. Đất sổ xanh có thời hạn là bao lâu?

Về thời hạn của sổ xanh đất nông nghiệp, Điều 126 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
- Thời hạn sử dụng của đất để xây dựng công trình của tổ chức công lập tự chủ tài chính, công trình công cộng có mục đích kinh doanh không quá 70 năm.
- Thời hạn giao đất, cho thuê đất của Quỹ đối với đất nông nghiệp sử dụng vào các công trình công cộng của xã, phường, thị trấn không quá 05 năm.
- Thời hạn giao đất, cho thuê đất làm trụ sở của tổ chức nước ngoài vì mục đích ngoại giao không quá 99 năm.
- Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội tương đối khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, thời hạn không quá 70 năm.
- Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư tại nước ngoài, công ty nước ngoài và thực hiện dự án tại Việt Nam nhưng không quá 50 năm.
- Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ chức để sử dụng vào mục đích thương mại, kinh doanh, sản xuất phi nông nghiệp không quá 50 năm.
- Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức sử dụng đất, lâm, ngư, làm muối không quá 50 năm.
- Thời gian cho thuê đất nông nghiệp đối với cá nhân, hộ gia đình tư nhân không quá 50 năm.
- Thời hạn giao đất để được công nhận quyền sử dụng đất Giấy Xanh cho hộ gia đình, người trực tiếp sản xuất nông nghiệp là 50 năm.
- Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức thực hiện dự án đầu tư không quá 50 năm.
Theo đó, thời hạn của Giấy xanh sử dụng đất tùy thuộc vào từng tài sản và mục đích sử dụng. Loại đất này vẫn được giao và phê duyệt theo nhiều hình thức sử dụng được xác định rõ ràng về mặt pháp lý. Nhưng về cơ bản, Thời hạn giao đất để được công nhận quyền sử dụng đất Giấy Xanh cho hộ gia đình, người trực tiếp sản xuất nông nghiệp là 50 năm.
Người dân có thể sử dụng ổn định lâu dài để trồng cây lâu năm và hàng năm. Sau khi hết thời hạn quy định, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất, người dân đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được gia hạn sử dụng đất.

3. Phân biệt sổ xanh với các loại sổ đỏ, sổ hồng 

Sổ đỏ có bìa màu đỏ, đây cũng là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng do Bộ tài nguyên và Môi trường cấp cho người sử dụng đất, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong việc sử dụng đất.
Sổ hồng có bìa màu hồng. Đây là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất do Bộ Xây dựng cấp cho chủ sở hữu. Nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp hợp trong việc sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất thuộc quyền sở hữu của chủ sở hữu.
Sổ trắng là giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, do Nhà nước công nhân từ rất lâu. Giấy được cấp từ trước ngày 30/4/1975 có văn tự đoạn mại BĐS, bằng khoán điền thổ. Giấy được cấp sau ngày 30/4/1975 có giấy phép mua bán nhà, giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận hoặc quyết định của UBND cấp huyện công nhận quyền sở hữu nhà ở,..
Sổ xanh là Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất lâm nghiệp do lâm trường cấp cho người dân để quản lý, khai thác và trồng rừng. Lâm trường sẽ thu hồi trong trường hợp địa phương đó chưa có chính sách giao đất lại cho người dân.
Như vậy, về bản chất, Sổ xanh và sổ đỏ chính là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sổ hồng là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Còn sổ trắng là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở ghi nhận hiện trạng sử dụng đất vào thời điểm cấp giấy chứng nhận. Các sổ còn khác nhau về cơ quan có thẩm quyền cấp giấy, mục đích của giấy. 
Các loại sổ đỏ, sổ hồng, sổ hồng nhạt, sổ xanh được phân biệt do chính sách đất đai tùy từng thời điểm với các hệ thống pháp luật điều chỉnh khác nhau như Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 và Luật Đất đai năm 2013 hay các Quy định về nhà ở như: Nghị định 61/CP; Luật Nhà ở năm 2005, Nghị định 90/2006/NĐ-CP và Luật Nhà ở năm 2014. Bản chất là thống nhất đây là Bất động sản theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và Bộ Luật Dân sự năm 2015 cũng như Luật Kinh doanh Bất động sản. Đây là tài sản có đăng ký và là một loại giấy tờ ghi nhận quyền tài sản do đó đều có giá trị pháp lý như nhau và đều ghi nhận quyền sử dụng hợp pháp của người sử dụng đất và sở hữu nhà ở, công trình trên đất.

4. Đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sổ xanh có chuyển nhượng được không?

Theo quy định tại Điều 192 Luật Đất đai 2013, các trường hợp cá nhân, hộ gia đình được chuyển đất Sổ xanh với điều kiện:
Cá nhân, hộ gia đình đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa thể chuyển ra khỏi phân khu đó. Trường hợp này được chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho cá nhân, hộ gia đình sinh sống trong phân khu đó.
Cá nhân, hộ gia đình được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ. Trường hợp này chỉ được chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho cá nhân, hộ gia đình đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó.
Cá nhân, hộ gia đình là dân tộc thiểu số sử dụng đất do Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Trường hợp này được chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất theo quy định của Chính phủ.
Theo các quy định trên, người sử dụng đất trong các trường hợp này có thể chuyển nhượng nhưng chỉ được chuyển nhượng cho cá nhân hoặc hộ gia đình sống trong phân khu đó.

Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sổ xanh là gì? mà Luật ACC muốn cung cấp tới quý bạn đọc. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này hoặc vấn đề pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ, giải đáp kịp thời. 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1002 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo