Dư nợ cho vay là gì? (Cập nhật 2024) - Luật ACC

Dư nợ cho vay là gì? (Cập nhật 2022) - Luật ACC

Trong lĩnh vực ngân hàng có thể nói hoạt động cho vay là hoạt động chính và đem lại nguồn thu khổng lồ cho ngành ngân hàng. Hôm nay trong giới hạn bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về dư nợ cho vay. Vậy dư nợ cho vay là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bàu viết dưới đây.
Untitled Design 273

1. Dư nợ cho vay là gì?

Dư nợ là khoản tiền khách hàng vay nhưng vẫn chưa trả ngân hàng hay các công ty tài chính. Các khoản vay này có thể là vay tín dụng, vay thế chấp,… Thông thường, các khoản vay này đều quy định kỳ hạn trả nợ. Nếu khách hàng trả theo từng kỳ thì khi tới hạn, dư nợ sẽ về 0. Ví dụ, bạn vay 120 triệu của ngân hàng với lãi suất 12%/năm. Bạn trả theo từng tháng với kỳ hạn 12 tháng. Dưới đây là bảng thể hiện số tiền bạn phải trả mỗi tháng với dư nợ giảm dần. Cuối cùng, khi đáo hạn, dư nợ của bạn sẽ về 0.
Dư nợ hay còn được gọi là Outstanding Balance trong tiếng Anh. Nó phản ánh số dư nợ còn lại của khách hàng tại một thời điểm cụ thể. Dựa vào số dư nợ cho vay, ngân hàng có thể nắm được số tiền còn phải thu hồi từ khách hàng. Số tiền này được tính dựa trên tiền gốc và lãi phát sinh như hợp đồng quy định.

2. Nghiệp vụ cho vay

2.1 Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
2.2 Giới hạn dư nợ cho vay
Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng có quy định:
1. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.
2. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
3. Mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không bao gồm các khoản cho vay từ nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là tổ chức tín dụng khác.
4. Mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này bao gồm cả tổng mức mua, đầu tư vào trái phiếu do khách hàng, người có liên quan của khách hàng đó phát hành.

3. Các nhóm dư nợ

Cụ thể, các nhóm dư nợ được phân loại bao gồm :
Dư nợ nhóm 1 : Dư nợ chuẩn
  • Các khoản nợ trong hạn.
  • Các khoản nợ có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng thời hạn
  • Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày (người vay sẽ phải trả them lãi phạt quá hạn 150%)
Dư nợ nhóm 2: Dư nợ cần chú ý
  • Bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày
  • Các khoản nợ được điều chỉnh lại thờ kỳ thanh toán
Dư nợ nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn
  • Các khoản nợ tín dụng quá hạn từ 90 - 180 ngày.
  • Các khoản nợ điều chỉnh lại cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu
  • Các khoản nợ được miễn lãi hoặc giảm lãi do không đủ khả năng trả lãi
Dư nợ nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ
  • Các khoản nợ quá hạn từ 180 – 360 ngày.
  • Các khoản nợ được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán nhưng vẫn nợ từ 90 – 180 ngày.
  • Và các khoản nợ được cơ cấu lại thời kỳ trả nợ lần hai.
Dư nợ nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn bao gồm
  • Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào hiểu được về những quy định về dư nợ cho vay là gì. Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện. Ngoài ra liên quan đến chủ đề trên bạn đọc có thể tham khảo bài viết dư nợ giảm dần là gì? của chúng tôi. Như vậy, bài viết trên đây của Luật ACC đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin giải đáp đồng tiền ảo là gì cùng các vấn đề xoay quanh. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích, cần thiết, giúp cho những ai đang quan tâm đến vấn đề này có thể hiểu rõ hơn về dư nợ cho vay.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1198 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo