Điều 469 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định là thuộc thẩm quyền chung của Tòa án của một quốc gia nào đó khi vụ việc đó có bất kỳ một “yếu tố liên quan” hay có “mối liên hệ mật thiết” đến quốc gia đó.

Doi Tuong Dieu Chinh Cua Luat To Tung Hanh Chinh

Điều 469 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

1. Quy định pháp luật

Điều 469. Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

1. Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp sau đây:

a) Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;

b) Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam;

c) Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;

d) Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;

đ) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam;

e) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.

2. Sau khi xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam theo quy định của Chương này, Tòa án áp dụng các quy định tại Chương III của Bộ luật này để xác định thẩm quyền của Tòa án cụ thể giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.

2. Đặc điểm của thẩm quyền chung

Một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam thì cũng có thể thuộc thẩm quyền của Tòa án nước ngoài có liên quan.

3. Ví dụ minh họa

Theo khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015 thì tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp sau đây:

  • Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;

Ví dụ: A là công dân Hàn Quốc (sinh sống lâu dài tại Q7, TP.HCM) ký hợp đồng bán xe đạp cho B công dân Campuchia. Tranh chấp phát sinh vì A giao xe theo không đúng hợp đồng cho B.

  • Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam;

Ví dụ: Cty X có trụ sở chính ở Việt Nam ký hợp đồng mua bán quần áo với Cty A có trụ sở chính ở Trung Quốc nhưng có chi nhánh tại Việt Nam. Tranh chấp phát sinh khi A đã giao không đủ hàng cho Cty X.

  • Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;

Ví dụ: A (công dân VN) ký hợp đồng bán nhà của mình cho B (công dân Hoa Kỳ). A đã nhận đủ tiền nhưng không giao nhà cho B nên tranh chấp phát sinh.

  • Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;

Ví dụ: A là công dân Hoa Kỳ sinh sống lâu dài tại Hà Nội, B là công dân Việt Nam đã đăng ký kết hôn. Ngày 7/2021, 2 người quyết định ly hôn và có tranh chấp về tài sản chung.

  • Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam;

Ví dụ: B là công dân Pháp, ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với ông X (công dân Việt Nam). Tranh chấp phát sinh khi, B không chuyển đủ tiền cho ông X.

  • Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.

Ví dụ: A công dân Hoa Kỳ, mất tại Hoa Kỳ có di chúc để lại 1 phần tài sản cho con nuôi ở Việt Nam.

Như vậy, Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn đã cung cấp những kiến thức cơ bản cho quý bạn đọc về Điều 469 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích, giải đáp được những thắc mắc của độc giả liên quan đến vấn đề này.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (411 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo