Phân tích Điều 171 Luật Đất đai năm 2013

Luật đất đai năm 2013 ra đời đã giải quyết được rất nhiều trường hợp vướng mắc và tranh chấp trên thực tiễn. Tuy nhiên việc áp dụng như thế nào vẫn đang là một dấu chấm hỏi lớn với phần lớn dân số Việt Nam. Bởi vì không phải ai cũng am hiểu kiến thức pháp luật để có thể nắm bắt, vận dụng được. Do đó, Công ty Luật ACC sẽ Phân tích Điều 171 Luật Đất đai năm 2013 qua bài viết dưới đây.

Phân Tích Điều 171 Luật Đất đai Năm 2013

Phân tích Điều 171 Luật Đất đai năm 2013

1. Khái niệm đất và đất đai

Đất là gì?

Điều 4 Thông tư 14/2012/TT-BTNMT về Quy định kỹ thuật điều tra thoái hóa đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành định nghĩa đất và đất đai như sau:

Đất là tầng mặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cây trồng.

Khi là chủ của khu đất đó thì cá nhân sẽ có quyền sở hữu tất cả những thứ ở trên phần đất đai đó từ thực vật, động vật, vi sinh vật đến các loài động vật nhỏ.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 14/2012/TT-BTNMT Quy định: Đất đai là vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể, có các thuộc tính tương đối ổn định, hoặc có thể thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được, có ảnh hưởng đến việc sử dụng đất ở hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội.

Tại Việt Nam, việc mỗi người được sở hữu, mua bán đất đai đều được pháp luật bảo hộ và công nhận. Khi xảy ra bất cứ hành động nào ảnh hưởng đến quyền sở hữu đất đai đều sẽ được pháp luật truy cứu và bảo vệ.

Như vậy, khái niệm đất hẹp hơn đất đai, bởi đất ở đây là một dạng vật chất trong Trái Đất không có quy định pháp lý rõ ràng, còn đất đai hay thường được gọi là vùng đất, thửa đất, mảnh đất được pháp luật thừa nhận sự tồn tại và trao quyền sử dụng đất cho các cá nhân, tổ chức.

2. Phân tích Điều 171 Luật Đất đai năm 2013

Quy định pháp luật:
Điều 171. Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề
1. Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề.
2. Việc xác lập quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự và phải thực hiện đăng ký theo quy định tại Điều 95 của Luật này.

Trước tiên, quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề được hiểu là quyền được thực hiện trên một thửa đất (gọi là thửa đất chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác của một thửa đất khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là thửa đất hưởng quyền).

Theo khoản 1 Điều 171 Luật Đất đai 2013 quy định quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm:

- Về quyền về lối đi: người sử dụng đất có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản khác mà không đủ hoặc không có lối đi ra đường dân sinh thì có quyền yêu cầu các bất động sản vây bọc dành một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

- Về quyền về cấp thoát nước qua bất động sản liền kề: trường hợp do vị trí tự nhiên mà mà việc cấp, thoát nước của bất động sản buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu của bất động sản có nước chảy qua phải xem xét dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được có hành vi cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy.

Chủ sở hữu của bất động sản hưởng quyền phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi thực hiện việc lắp đặt đường dẫn nước. Nếu qua việc lắp đặt mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trường hợp do địa thế tự nhiên mà nước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp (ví dụ: nước mưa…) mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua thì không phải bồi thường.

- Về quyền cung cấp tưới nước, tiêu nước trong canh tác: người có quyền sử dụng đất canh tác mà qua việc canh tác nhưng có nhu cầu về tưới nước, tiêu nước thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu của các bất động sản xung quanh để cho mình một lối dẫn nước thích hợp, thuận tiện cho việc tưới, tiêu; chủ sở hữu của các bất động sản xung quanh có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó.

- Về quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản khác: chủ sở hữu bất động sản được thực hiện các quyền mắc đường dây thông tin liên lạc, dây tải điện qua bất động sản của các chủ sở hữu khác một cách hợp lý, nhưng phải lưu ý đảm bảo an toàn và thuận tiện cho các chủ sở hữu đó; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Như vậy, quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề bao gồm các quyền mà chúng tôi đã phân tích ở trên.

Quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề được xác lập dựa trên căn cứ nào?

Theo Điều 246 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nguyên tắc, quyền đối với bất động sản liền kề có thể được xác lập trên một trong các căn cứ sau:

+ Do địa thế tự nhiên

+ Theo quy định của luật

+ Theo thỏa thuận

+ Theo di chúc.

Căn cứ điểm l khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013 thì việc đăng ký biến động được thực hiện trong trường hợp thửa đất liền kề có thay đổi về xác lập, hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế.

Về thủ tục thực hiện hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề:

Điều 73 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 01/2017/NĐ-CP quy định:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

- Đơn đăng ký biến động (sử dụng theo Mẫu số 09/ĐK)

- Bản gốc Sổ đỏ đã được cơ quan Nhà nước cấp cho một bên hoặc các bên.

- Văn bản thỏa thuận, hợp đồng hoặc Quyết định của Tòa án.

- Sơ đồ vị trí, kích thước thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ hợp lệ đến Văn phòng đăng ký đất đai/Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất hoặc nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nếu có nhu cầu.

Nếu hồ sơ đầy đủ thì hồ sơ được tiếp nhận và cấp biên nhận cho người sử dụng đất. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì chuyên viên giải thích và hướng dẫn người sử dụng đất bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký đất đai sẽ kiểm tra, cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và thể hiện trên Sổ đỏ nếu có yêu cầu.

Bước 4: Trả kết quả

Đến ngày hẹn, người sử dụng đất liên hệ và nhận kết quả tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký đất đai.

Như vậy, quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề được xác lập trên các căn cứ mà chúng tôi đã phân tích ở trên.

>>Xem thêm: Hướng dẫn áp dụng Điều 129 Luật Đất đai năm 2013

>>Xem thêm: Phân tích khoản 3 Điều 132 Luật Đất đai năm 2013

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Phân tích Điều 171 Luật Đất đai năm 2013Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (935 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo