Thủ tục xuất khẩu phần mềm mới nhất (Cập nhật 2024)

Tại Việt Nam, bên cạnh hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa trong nước thì cũng có những cá nhân, tổ chức có nhu cầu lựa chọn hình thức xuất khẩu hàng hóa. Một trong những mặt hàng được xuất khẩu nhiều hiện nay đó là các loại phần mềm. Vậy thủ tục xuất khẩu phần mềm hiện nay được quy định như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Luật ACC sẽ giải đáp thắc mắc về Thủ tục xuất khẩu phần mềm mới nhất nhé.

Dịch Vụ Thủ Tục Hải Quan Xuất Khẩu Phần Mềm Trọn Gói 2020 Dịch vụ thủ tục hải quan xuất khẩu phần mềm

1. Điều kiện xuất khẩu phần mềm

Phần mềm là tổng hợp các tập tin có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Có nhiều loại phần mềm khác nhau, trong đó mỗi loại lại có mục đích, nhiệm vụ, chức năng khác nhau trên các thiết bị điện tử. Về cơ bản, phần mềm không nằm trong danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP. Do đó, mặt hàng phần mềm được xuất khẩu như bình thường. Tuy nhiên, do có rất nhiều loại phần mềm khác nhau nên khi xuất khẩu phần mềm, tổ chức, cá nhân cần tuân theo những điều kiện pháp luật chuyên ngành khác nhau đối với loại phần mềm đó.

Chẳng hạn, đối với phần mềm thuộc sản phẩm an toàn thông tin mạng thì có những loại phần mềm sau (theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 108/2016/NĐ-CP điều kiện kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng):

- Phần mềm có các chức năng: Rà quét, kiểm tra, phân tích cấu hình, hiện trạng, dữ liệu nhật ký của hệ thống thông tin; phát hiện lỗ hổng, điểm yếu; đưa ra đánh giá rủi ro an toàn thông tin;

- Phần mềm có các chức năng: Giám sát, phân tích dữ liệu truyền trên hệ thống thông tin; thu thập, phân tích dữ liệu nhật ký theo thời gian thực; phát hiện và đưa ra cảnh báo sự kiện bất thường, có nguy cơ gây mất an toàn thông tin;

- Phần mềm có chức năng cơ bản ngăn chặn tấn công, xâm nhập vào hệ thống thông tin.

Đối với những loại phần mềm thuộc sản phẩm an toàn thông tin mạng này, pháp luật chỉ quy định điều kiện về giấy phép nhập khẩu đối với hoạt động nhập khẩu phần mềm chứ không quy định về giấy phép xuất khẩu phần mềm. Như vậy, đối với loại phần mềm này thì chỉ cần thực hiện thủ tục xuất khẩu phần mềm thông qua thủ tục hải quan.

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định một số phần mềm thuộc sự quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch như: Phần mềm được chứa trong băng cát – xét, băng video, đĩa CD, ổ cứng,... Loại phần mềm này cũng không nằm trong danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, điều kiện. Do đó, tổ chức, cá nhân có nhu cầu xuất khẩu cũng chỉ cần thực hiện thủ tục xuất khẩu phần mềm thông qua thủ tục hải quan. Vậy hồ sơ, trình tự thủ tục xuất khẩu phần mềm được thực hiện qua những bước nào?

2. Thủ tục xuất khẩu phần mềm

Thủ tục xuất khẩu phần mềm được thực hiện thông qua những bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hải quan

Cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ, tài liệu sau:

- Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC. Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy,người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC;

- 01 bản chụp hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán. 

– 01 bản chụp chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu phần mềm theo quy định của pháp luật về đầu tư khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên;

- Hợp đồng ủy thác chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu phần mềm theo quy định của pháp luật về đầu tư mà người nhận ủy thác sử dụng chứng từ xác nhận của người giao ủy thác;

Bước 2: Kê khai các thông tin tại tờ khai hải quan và đăng ký khai hải quan

Doanh nghiệp thực hiện khai các thông tin tại tờ khai hải quan và đăng ký khai hải quan tại Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có cơ sở sản xuất hoặc Chi cục Hải quan nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hàng;

Bước 3: Cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm tra tờ khai hải quan theo các điều kiện luật định.

Trường hợp không đáp ứng các điều kiện thì cơ quan hải quan không chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan và phản hồi lý do cho người khai hải quan. Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, công chức hải quan có trách nhiệm kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai hải quan và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.

Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền thực hiện phân luồng tờ khai

Đối với tờ khai hải quan điện tử, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định phân luồng tờ khai và thông báo trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo một trong những hình thức dưới đây:

- Chấp nhận thông tin khai Tờ khai hải quan (luồng 1);

- Kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình hoặc các chứng từ có liên quan trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (luồng 2);

- Kiểm tra kiểm tra thực tế hàng hóa trên cơ sở kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình hoặc các chứng từ có liên quan trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (luồng 3).

Bước 5: Thông quan mặt hàng phần mềm xuất khẩu

Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, giải phóng hàng và quyết định thông quan hàng hóa nếu đáp ứng các điều kiện luật định. Vậy là thủ tục xuất khẩu phần mềm đã hoàn thành.

3. Dịch vụ tư vấn thủ tục xuất khẩu phần mềm trọn gói tại Luật ACC

3.1. Dịch vụ tư vấn thủ tục xuất khẩu phần mềm tại Luật ACC có lợi ích gì?

Chúng tôi tư vấn thủ tục xuất khẩu phần mềm mang lại cho khách hàng lợi ích sau:

  • Luôn đi đầu trong hoạt động tư vấn xuất nhập khẩu, Công ty Luật ACC là đơn vị uy tín, đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng có thể đặt niềm tin.
  • Cùng với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý cao cấp, chúng tôi sẽ đưa ra các biện pháp giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng đồng thời vẫn tuân thủ quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục xuất khẩu phần mềm.
  • Khi khách hàng sử dụng dịch vụ của chúng tôi, dựa trên sự am hiểu pháp luật, ACC đảm bảo tối đa hóa lợi ích của khách hàng.
  • Tư vấn về thủ tục xuất khẩu phần mềm của Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, và đặc biệt về độ bảo mật thông tin chúng tôi sẽ bảo mật trong mọi trường hợp xấu nhất xảy ra.
  • Đặc biệt để không mất nhiều thời gian của khách hàng, tư vấn thủ tục xuất khẩu phần mềm nói riêng và tư vấn thủ tục xuất khẩu nói chung của Công ty Luật ACC luôn nhanh chóng mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả cao.
  • Bên cạnh đó, chúng tôi luôn đưa ra một mức chi phí hợp lý phù hợp với vấn đề khách hàng đưa ra.
  • Ngoài ra, đối với những khách hàng nước ngoài gặp rào cản về ngôn ngữ, chúng tôi có thể hỗ trợ tối đa.

3.2. Khách hàng cần cung cấp gì khi sử dụng dịch vụ tư vấn thủ tục xuất khẩu phần mềm tại Luật ACC?

Bạn có thể gặp trực tiếp tại văn phòng Luật ACC để tư vấn về thủ tục xuất khẩu phần mềm. Bên cạnh đó, chúng tôi còn hỗ trợ một số hình thức tư vấn trực tuyến khác như: Tư vấn qua tin nhắn; Tư vấn qua facebook; Tư vấn qua zalo; Tư vấn qua email. 

Sau khi tư vấn các trình tự, thủ tục xuất khẩu phần mềm, nếu có nhu cầu, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn trong việc chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu liên quan cần có trong hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu phần mềm và nộp tại cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, xem xét, kiểm duyệt, thẩm định, nếu hồ sơ hợp lệ, chúng tôi sẽ thực việc việc nhận giấy phép xuất khẩu phần mềm và gửi đến bạn.

4. Những câu hỏi thường gặp

4.1 Xuất khẩu phần mềm có phải lập tờ khai hải quan hay không?

hoạt động xuất khẩu phần mềm dưới dạng dữ liệu, hồ sơ được đóng gói cứng để khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào thì cần phải đảm bảo thủ tục về tờ khai hải quan. Do đó, trong trường hợp này thì việc xuất khẩu phần mềm vẫn phải lập tờ khai hải quan như thông thường. Tuy nhiên, đối với những trường hợp như xuất khẩu phần mềm qua phương tiện điện tử thì không cần phải lập tờ khai hải quan.

4.2 Đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu phần mềm như thế nào?

Có hai hình thức đăng ký tờ khai hai quan là đăng ký tờ khai hai quan theo phương thức điện tử hoặc đăng ký tờ khai hải quan trực tiếp tại cơ quan hải quan.

4.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về thủ tục xuất khẩu phần mềm không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về thủ tục xuất khẩu phần mềm uy tín, trọn gói cho khách hàng.

4.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về thủ tục xuất khẩu phần mềm của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về thủ tục xuất khẩu phần mềm. Nếu có thắc mắc gì về tư vấn thủ tục xuất khẩu phần mềm hay những vấn đề pháp lý khác, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi như sau: Hotline: 1900.3330 hoặc Zalo: 084.696.7979 hoặc Email: [email protected]. Công ty Luật ACC rất hân hạnh được hỗ trợ quý khách hàng!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (381 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo