Thông tin về dịch vụ tra cứu căn cước công dân của nhà nước

Ở Việt Nam, một trong những loại giấy tờ tùy thân không thể thiếu phải kể đến chứng minh nhân dân/căn cước công dân. Chứng minh nhân dân hay Căn cước công dân là loại giấy tờ thuộc về nhân thân cá nhân nhằm mục đích xác nhận danh tính do cơ quan có thẩm quyền cấp cho mỗi cá nhân. Hiện nay, thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Công an, từ ngày 22/01/2021, Công an các tỉnh dừng cấp chứng minh nhân dân 9 số, thẻ cước công dân mã vạch để chuyển sang cấp cước công dân gắn chip điện tử vì thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử có nhiều ưu điểm hơn về bảo mật, lưu trữ thông tin, tạo thuận lợi và tiện ích cho người sử dụng. Vậy, người dân sử dụng dịch vụ công tra cứu căn cước công dân như thế nào? Cùng tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Dịch Vụ Công Tra Cứu Căn Cước Công Dân

1. Chứng minh nhân dân và căn cước công dân là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật căn cước công dân 2014 quy định thì Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân.

Điều 1 Nghị định 03/VBHN-BCA ngày 26/09/2013 quy định về Chứng minh nhân dân có định nghĩa: Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Căn cứ theo quy định tại Mục 4 Phần I Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13) hướng dẫn Nghị định 05/1999/NĐ-CP về Chứng minh nhân dân có quy định về thời hạn sử dụng của chứng minh nhân dân như sau:

  • Chứng minh nhân dân có giá trị sử dụng 15 năm.
  • Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một chứng minh nhân dân và có một số chứng minh nhân dân riêng.
  • Nếu có sự thay đổi hoặc bị mất chứng minh nhân dân thì được làm thủ tục đổi, cấp lại một giấy chứng minh nhân dân khác nhưng số ghi trên chứng minh nhân dân vẫn giữ đúng theo số ghi trên chứng minh nhân dân đã được cấp.

Theo chỉ đạo của Bộ Công an, từ ngày 22/01/2021, Công an các tỉnh dừng cấp chứng minh nhân dân 9 số, thẻ cước công dân mã vạch để chuyển sang cấp cước công dân gắn chip điện tử. Do đó hiện nay, nhiều người dân đã thực hiện việc đổi chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước công dân có gắn chíp điện tử.

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định như sau: "Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.”

Như vậy, có thể hiểu, Căn cước công dân là một loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam, trong đó phải ghi rõ và có đầy đủ thông tin cá nhân của công dân. Theo đó, nội dung thể hiện trên Căn cước công dân được quy định tại Điều 18 Luật Căn cước công dân như sau:

  • Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;
  • Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.

Mặt khác, căn cứ theo Điều 11 Thông tư 60/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021 quy định về thời hạn xử lý hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân (CCCD) như sau:

(1) Đối với hồ sơ do Công an cấp huyện hoặc Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội tiếp nhận

Trong thời hạn 02 ngày làm việc phải hoàn thành việc xử lý và chuyển dữ liệu điện tử lên Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư kể từ khi tiếp nhận đủ hồ sơ.

(2) Tại Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội:

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ dữ liệu điện tử, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phải hoàn thành việc xử lý, phê duyệt, in hoàn chỉnh thẻ Căn cước công dân đối với dữ liệu điện tử do đơn vị tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chuyển lên.

- Trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ phải hoàn thành việc xử lý, phê duyệt, in hoàn chỉnh thẻ Căn cước công dân đối với hồ sơ do Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư tiếp nhận;

- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi in hoàn chỉnh thẻ CCCD, phải chuyển phát thẻ CCCD về đến nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.

2. Dịch vụ công tra cứu căn cước công dân

Hiện nay việc thực hiện thủ tục hành chính đổi/cấp lại thẻ căn cước công dân là một trong những thủ tục được nhiều người dân quan tâm. Vì vậy nhu cầu tra cứu căn cước công dân đã làm xong hay chưa là nhu cầu chính đáng của người dân.

Mặt khác, vì sự phát triển của công nghệ thông tin internet phát triển ngày càng rộng rãi nên việc tra cứu căn cước công dân cũng có thể được thực hiện trực tuyến online ngay tại nhà mà không cần phải trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền.

Để tra cứu căn cước công dân, người dân có thể tham khảo các cách sau đây:

Cách 1: Tra cứu CCCD qua Tổng đài hướng của Bộ Công An

Công dân muốn kiểm tra kết quả cấp thẻ CCCD gắn chíp có thể gọi điện đến số hotline 1900.0368 - tổng đài tra cứu Căn cước công dân của Bộ Công An, người dân nghe và làm theo hướng dẫn tự động.

Để nghe thông tin về tình trạng cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip, bạn nhấn phím 4.

Thời gian hoạt động của Tổng đài hướng dẫn là từ 7h30 đến 20h00 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Công dân sẽ được hỗ trợ giải đáp nhanh và chính xác nhất về tình trạng/ kết quả có liên quan đến quá trình cấp mới CCCD gắn chip.

Không chỉ được hỗ trợ tra cứu kết quả làm CCCD, khi gọi điện thoại đến số tổng đài tra cứu người dân còn có thể nghe thêm các hướng dẫn liên quan đến quá trình cấp đổi thẻ CCCD mới. Cụ thể:

  • Nhấn phím 1: Để nghe hướng dẫn quy định về trình tự cấp CCCD gắn chip.

  • Nhấn phím 2: ​Để nghe hướng dẫn quy định về lệ phí cấp CCCD gắn chip.

  • Nhấn phím 3: Để nghe hướng dẫn quy định về thời hạn cấp CCCD gắn chip.

  • Nhấn phím 4: Để nghe thông tin về tình trạng cấp thẻ CCCD gắn chip.

  • Nhấn phím 5: Để tìm hiểu các thông tin khác.

Cách 2: Tra cứu CCCD qua đường dây nóng của Công an địa phương

Người dân có thể gọi điện trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng của Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính và trật tự xã hội (QLHC&TTXH) hoặc Công an cấp quận/ huyện/ tỉnh, thành phố tại nơi công dân thực hiện thủ tục cấp CCCD để được hỗ trợ giải đáp các thắc mắc trong trường hợp chậm trễ trả thẻ CCCD gắn chip quá thời gian hẹn.

Cách 3: Tra cứu CCCD qua cổng Dịch vụ công quốc gia

Cổng dịch vụ công quốc gia là kênh hỗ trợ công dân làm thủ tục, tra cứu các thông tin liên quan đến thủ tục hành chính công rất hiệu quả, đảm bảo an toàn và tính xác thực. Công dân cũng có thể tra cứu kết quả cấp CCCD gắn chíp của mình qua kênh này. Tuy nhiên để thực hiện người dân cần có tài khoản đăng nhập Cổng dịch vụ công trước đó.

Đối với công dân đã có tài khoản đăng nhập có thể thực hiện các bước tra cứu CCCD theo hướng dẫn dưới đây:

Bước 1: Truy cập Cổng dịch vụ công Quốc gia.

Bạn đăng nhập vào cổng dịch vụ công quốc gia trên các thiết bị máy tính, điện thoại di động... có kết nối mạng internet ổn định. Trong quá trình đăng nhập hệ thống sẽ gửi 1 mã OTP về số điện thoại đăng ký tài khoản người dùng cần lưu ý.

Bước 2: Chọn mục Tra cứu hồ sơ

Tại giao diện chính của Cổng dịch vụ công, bạn nhấn chọn mục Thông tin và dịch vụ (1) sau đó chọn Tra cứu hồ sơ (2) để tiến hành kiểm tra tình trạng cấp thẻ CCCD gắn chíp như hướng dẫn.

Bước 3: Điền thông tin tra cứu theo mã hồ sơ

Bạn điền thông tin đầy đủ và chính xác vào các trường thông tin theo yêu cầu tra cứu - (*) là trường bắt buộc phải điền.

  • Mã hồ sơ: Bạn kiểm tra trên giấy hẹn trả kết quả của công an huyện nơi bạn đăng ký làm căn cước công dân là dãy số nằm dưới mã vạch.
  • Mã bảo mật là dãy số nằm cạnh bên phải mã bảo mật. Dãy số này không cố định mà sẽ thay đổi theo mỗi phiên giao dịch.

Hoàn tất 2 mục trên bạn bấm chọn "Tra cứu"

Bước 4: Nhận kết quả tra cứu

Sau khi nhấn chọn “Tra cứu” hệ thống sẽ trả về kết quả về tình trạng làm CCCD gắn chip của công dân. Căn cứ vào kết quả này bạn có thể biết được tình trạng cấp thẻ CCCD của mình và chủ động liên hệ để sớm nhận thẻ khi đã làm xong.

Lưu ý với cách tra cứu này người dân cần biết mã hồ sơ trên giấy hẹn. Tuy nhiên, theo phản ảnh nhiều người dân không được cấp giấy hẹn trong quá trình làm thẻ CCCD gắn chip.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề dịch vụ công tra cứu căn cước công dân, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về dịch vụ công tra cứu căn cước công dân vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Hotline: 19003330

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (917 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo